TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 2: Nhất kiếm thập niên ma tại thủ.
-----o0o-----
Chương 32: Hiệp cốt loạn phong ba.
Khi Tỉnh Ngôn nhanh như chớp quay về nhà ở Mã Đề Sơn thì đêm đã về khuya, ăn qua quýt chút cơm canh, sau khi tắm giặt thì cởi đồ đi ngủ.
Đêm này, Tỉnh Ngôn ngủ không hề yên ổn. Thiếu niên nhớ lại chuyện tối nay, càng nhớ càng thấy phiền muộn. Bản thân vốn chỉ muốn đến thổi sáo hoài niệm bạn cũ, lại rước lấy danh hiệu Tặc nhân, cuối cùng còn giống như ôm bầu tâm sự chạy loạn vào đồng hoang. Tỉnh Ngôn càng suy nghĩ càng cảm thấy ngột ngạt, trằn trọc mãi hồi lâu mới dần dần chìm vào giấc mộng.
Bất quá, điều khiến Tỉnh Ngôn cao hứng đó là, trong mấy ngày tiếp theo, vị thiếu nữ bên Bà Dương Hồ cho rằng y là kẻ trộm đó, cũng không có xuất hiện. Có lẽ là do mình chạy nhanh, thiếu nữ đó truy đuổi không kịp, không có cách nào biết được hành tung của mình. Nghĩ thông mấu chốt này, Tỉnh Ngôn đối với việc canh cánh trong lòng mấy bữa nay, thầm cảm thấy mắc cười.
Ban ngày rảnh rỗi, Tỉnh Ngôn thường dạo chơi trong Nhiêu Châu thành, khi thì đến Quý gia tư thục nghe giảng, hoặc đi đến chỗ thiện duyên của Thượng Thanh Cung, tranh luận với Thanh Hà lão đạo. Vị lão đạo huyên thuyên này, từ sau lần tặng sách đó, cũng không nhắc đến chuyện này nửa câu, tựa hồ như chưa có chuyện gì. Bất quá như thế Tỉnh Ngôn cũng cảm thấy thanh tịnh. Suy cho cùng cuốn sách tặng đó viết hết sức mơ hồ, sau khi đã đọc kỹ nhiều lần vẫn là nửa hiểu nửa không. Tuy có "Thái Hoa Đạo Lực" tự xưng tu tập theo thuyết hỗn độn chi thần trong sách, nhưng kì thực, Tỉnh Ngôn đối với câu cú hai chương Luyện Thần Hóa Hư trong sách, mới đúng là hỗn hỗn độn độn không biết gì.
Tuy lão đạo không nhắc đến "Thượng Thanh Kinh", nhưng lại thường dụ dỗ Tỉnh Ngôn tiếp tục hợp tác với lão, đi làm chuyện "Trừ ma vệ đạo". Có điều, từ sau sự kiện yêu quái ghế, Tỉnh Ngôn đối với mấy đề nghị chính nghĩa ngời ngời của lão đạo, kiên quyết xin miễn thứ dùm cho.
Trong mấy ngày nơm nớp trong lòng đó, lại không đụng phải thiếu nữ vô lý, trái lại bất ngờ gặp được một người ngoài ý mấy lần. Người này chính là khách trong phòng của nhị nương trong bốn nàng "Ngọc Nhị Vũ Vân" của Hoa Nguyệt Lâu, Hồ Thế An. Nghĩ đến nhị nương trước đây hành vi hết sức nghiêm khắc, lại vì người này mà động tình, Tỉnh Ngôn vẫn còn tâm tính thiếu niên, tự nhiên thấy rất tò mò, vì thế ở trong Hoa Nguyệt Lâu cũng rất chú ý đến.
Kết quả theo quan sát của Tỉnh Ngôn, cũng chẳng trách thục nương tử nhị nương trong Hoa Nguyệt Lâu phải động lòng trần. Vị Hồ Thế An Hồ công tử này, dáng vẻ thanh thoát, mày mắt sáng sủa tươi tắn, nhị nương động tình cũng không có gì lạ. Lại nghe tiểu nha hoàn Nghênh Nhi kể, Hồ Thế An Hồ công tử này, vốn là con cháu nhà giàu ở Sơn Đông, đến nơi này để du ngoạn, vừa thấy nhị nương đã bị hút hồn, không chỉ hết sức say đắm, còn chuẩn bị chuộc thân cho nhị nương, kết thành hôn phối!
Mỗi lần nói đến chỗ này, không chỉ tiểu nha đầu Nghênh Nhi đầy ngưỡng mộ khao khát, mà cả Tỉnh Ngôn cũng không khỏi cảm thấy cao hứng cho vận may của nhị nương. Phải biết lân cận địa giới Nhiêu Châu, vẫn rất hiếm khi nghe được có khách chơi tốt bụng chuộc thân cho nữ tử thanh lâu. Bởi vì, thứ nhất là tiền chuộc thân vốn không ít, thứ nhì dù có người có tài lực thì đa phần là sĩ tộc thanh môn, không thể làm mấy chuyện tổn hại đến thể diện nhà như thế. Vì thế, nghe Nghênh Nhi kể như thế, Tỉnh Ngôn trong lòng cũng vui mừng dùm nhị nương, mừng cho nàng gặp được một người tốt hiếm có như thế.
Hồ công tử này còn có một chuyện khác lưu lại ấn tượng cho Tỉnh Ngôn, đó là, mấy lần gặp phải vị Hồ công tử này trong thành, đại để cũng gần "Khoái ý phường". Xem ra vị phú gia tử đệ này, tuổi trẻ tiền nhiều, không chỉ là phong lưu thành tính, trong nghề cơ bạc cũng người tiên phong. Bởi vì "Khoái ý phường" này, đúng là một đổ trường lớn nhất Nhiêu Châu, địa vị trong ngành, cũng như "Hoa Nguyệt Lâu" trong nghành thanh lâu hay "Lung nhạc phường" về ngành nhạc.
Tỉnh Ngôn gặp mấy lần như vậy, cũng chỉ nghĩ thoáng qua, không quá chú ý đến.
Mấy ngày lặng yên như nước trôi qua, Tỉnh Ngôn cả ngày tung tăng du ngoạn, cũng quá tiêu diêu khoái ý. Chỉ là, bình yên như thế chưa được mấy ngày, Tỉnh Ngôn lại gặp phải một chuyện phiền phức.
Chạng vạng tối hôm đó, có mấy vị khách giang hồ vùng khác đến Hoa Nguyệt Lâu uống rượu tìm cô nương, đất bằng lại khởi một đoạn phong ba.
Nói theo lý, với tiếng tăm bên ngoài của Hoa Nguyệt Lâu, giang hồ hán tử đến chiếu cố cũng không ít, tuy ai nấy đều không phải là kẻ hiền lành, nhưng cái gọi là "Cường long bất áp địa đầu xà", ở nơi thanh lâu tam giáo cửu lưu hỗn tạp, cũng không dám cuồng loạn sinh sự.
Vì vậy, khi có ba nhân huynh giang hồ hào khách ăn vận lòe loẹt, mượn ba phần rượu để quấy nhiều, thì biểu hiện hết sức gai mắt. Đầu tiên, mấy người này chê rượu thịt đầy bàn khó ăn, rượu nhạt đồ nhắm lạt lẽo, phàn nàn cự nự một hồi, bộc lộ điển hình cho kiểu thực khách ngang ngược, vừa nhìn là đã biết. Tuy mấy thủ thuật này chỉ là nông cạn, nhưng Hoa Nguyệt Lâu dù sao cũng quá kinh nghiệm, hiện tại khách nhân không ít, tự biết không thể phát tác, chỉ đành để bọn chúng quấy nhiễu. Đại nương của Hoa Nguyệt Lâu cũng chỉ có thể thấp giọng nén giận nhận sai, kêu nha hoàn dọn rượu thịt đó xuống, lại dọn lên một bàn tiệc mới.
Một phen ăn nói nhũn nhặn, vốn nghĩ trận phong ba này đã yên ổn. Nhưng mấy người này sau khi ngồm ngoàm ăn uống, thì lại bắt đầu chỉ trích cô nương bồi rượu không dễ nhìn. Sau một hồi chê bai suồng sã, liền mượn cớ nói Hoa Nguyệt Lâu đùa cợt người, có ý không muốn trả tiền cho bữa hoa tửu (uống rượu có cô nương phục vụ) này.
Chỉ là, mấy vị nhân huynh này hình như thực sự không biết điều. Phải biết, ở mấy chỗ như Hoa Nguyệt Lâu, tùy ý chọn cô nương, nếu cô nương không đúng ý, thì cũng phải lựa lời nói khéo cho dễ nghe. Còn nếu chăm chăm bới lông tìm vết châm biếm dung mạo cô nương, thì chính là đã phạm đại kỵ thanh lâu, có thể thấy là kẻ không biết tiến thoái.
Nhưng cho dù như thế, cũng không dính dáng gì đến một người chơi nhạc thấp hèn như Tỉnh Ngôn. Nhưng không biết mắt của tên đó tốt, hay là Tỉnh Ngôn xúi quẩy, mấy tên giang hồ hán tử gây chuyện đó đang cãi cọ với người hầu bàn của Hoa Nguyệt Lâu, trong đó có một tên có vẻ sốt ruột, ngẫu nhiên liếc mắt một vòng, nhìn thấy cây sáo bích ngọc tua hồng Thần Tuyết cực kì xinh đẹp trong tay Tỉnh Ngôn.
Tên này lập tức dựa vào sức rượu, chỉ đến ngọc địch trong tay Tỉnh Ngôn, tuyên bố kì thực muốn mình trả tiền cũng có thể, nhưng phải đem cây sáo đá trong tay thiếu niên nhạc công kia đưa cho hắn, dù thêm mấy đồng tiền cũng được. Thế là, Tỉnh Ngôn không hề nghĩ chuyện sẽ liên quan đến mình, đang ở bên xem nhiệt náo, đã bị tai bay vạ gió lần thứ ba trong tháng.
Chỉ là, hiện tai cây ngọc địch Thần Tuyết này, đối với Tỉnh Ngôn mà nói ngoài cần câu cơm cho nhà, còn là trân bảo yêu quý của y. Nghĩ trước đây lúc ở bên Bà Dương Hồ không hiểu sao bị vu là kẻ trộm, Tỉnh Ngôn thà vắt giò chạy trối chết mấy chục dặm, cũng không chịu để ngọc địch bị người đoạt lấy. Hôm nay gặp phải kẻ ngang tàng không kể đạo lý này đòi cưỡng đoạt, Tỉnh Ngôn càng không thể bấm bụng mà chịu.
Kì thật Tỉnh Ngôn cũng đã là thiếu niên mười sáu tuổi, vốn đã có tâm tính nghé con không sợ hổ. Hà huống y ở bên quan sát hành vi của mấy tên lưu manh này, đã hết sức khinh thường. Hiện tại tên này lại đòi lấy cần câu cơm của mình, tự nhiên càng khiến cơn nóng giận của y bộc phát! Do đó Tỉnh Ngôn cũng mặc kệ ba tên lưu manh này không phải kẻ hiền, lập tức lên tiếng cự tuyệt yêu cầu vô lễ của tên đó, thuận miệng còn châm biếm thêm mấy câu.
Lần này, giống như đã đụng phải tổ ong vò vẽ, ba tên lưu manh tưng tửng này, xác thật không phải loại hiền lành gì, hoành hành bá đạo đã lâu. Ban đầu vốn chỉ muốn đến ăn quỵt một bữa, nhưng hiện giờ càng nhìn càng thấy cây sáo trong tay thiếu niên đúng là bảo bối, liền muốn chiếm đoạt. Hiện tại thấy thiếu niên này châm chích bọn chúng như thế, xuất ngôn kiêu ngạo, thật là đúng với ý nguyện của bọn chúng!
Chỉ thấy tên hào khách nói muốn "Mua" đó, đột nhiên nhào đến gần Tỉnh Ngôn, vẻ mặt tàn ác, hung tợn quát:
"Tiểu oa nhi, ngươi biết lão tử là ai không?"