TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
-----o0o-----
Chương 45: : Trù trướng thử tình nan kí.
Nói hơn nói thiệt, sau một hồi múa lưỡi, cuối cùng cũng thuyết phục được tiểu nha hoàn Nghênh Nhi thay y chuyển bài thi kệ đến cho nhị nương. Khi tiểu nha đầu đi rồi, Tỉnh Ngôn liền thở phào một hơi, chuyện khúc mắc trong lòng mấy ngày nay, coi như có thể đã giải quyết được rồi.
Có lẽ, nhị nương xem mấy câu thơ của mình, chắc có thể hiểu được ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Ấn tượng với những lời kể về nhị nương hàng ngày, Tỉnh Ngôn nhận thấy vị nhị nương vang danh trong Hoa Nguyệt tứ cơ này, tuyệt không phải là nữ tử nông cạn chỉ có hư danh, chắc có thể đoán được ý ngoài trong bài thi kệ đó.
"Con đường sum hợp khó thành thật, Giải thoát há là chuyện gió sương!..." Thiếu niên đang rỗi rảnh, lại nhịn không được đọc lại bài thi kệ của mình mấy lần.
Đang khi ngâm tụng, thì hơi có chút ngần ngừ:
"Ách...hai chữ "Giải thoát" này, liệu có quá thẳng thắn, có kích động nhị nương hay không? A...chắc không đến nỗi, nhị nương đại lượng, chắc không có trách ta".
"A...nói không chừng, nhị nương sau khi đọc hiểu, sẽ đến tìm ta hỏi tỉ mỉ. Như vậy ta sẽ có cơ hội đem hết mọi chuyện nghi ngờ trong lòng nói với nàng ta rồi!"
Nghĩ đến điểm này, Tỉnh Ngôn có vẻ rất hớn hở. Thiếu niên tâm tư đơn thuần, rất tin tưởng một khi bài thi kệ đó đến tay nhị nương, sẽ khiến nhị tỷ tỷ thoát khỏi cơn mộng đó.
Chớ thấy y lúc này ngồi ngay ngắn trên ghế, tay cầm bản "Thượng Thanh Kinh" đặc biệt, mà nghĩ là y đang tập trung đọc sách. Thực tế thì, hiện giờ toàn bộ tâm trí của y, đều đang chú ý đến động tĩnh ở căn phòng đó.
.........
.........
..........
"Kít..."
Thiếu niên đang hơi bồn chồn, thì có tiếng mở cửa vang lên.
Xem ra, nhị nương đó đúng là nữ tử có tâm tư mẫn tiệp, không để y phải đợi lâu.
Nghe tiếng cửa phòng kêu, Tỉnh Ngôn vội ngẩng đầu quan sát. Hà...người đẩy cửa bước ra, không phải nhị nương thì còn là ai?
Nhất định lần này nhị nương đích thân ra, là muốn hỏi rõ nguyên ủy trong bài thơ của y.
Tỉnh Ngôn tràn trề nhiệt huyết, vội bỏ cuốn sách trong tay xuống, đứng dậy nghênh đón.
Nhưng lại không ngờ, một tiếng "Chát" vang lên, nhị nương sau khi đến gần, không nói tiếng nào, lại giằng một mảnh giấy xuống trước mặt y!
Tỉnh Ngôn vốn rất vui vẻ trong lòng, lúc này mới nhận thấy tình hình có vẻ không đúng. Ngưng thần quan sát, mảnh giấy vừa bị nhị nương giằng xuống, lại chính là bài thi kệ mà y vừa nhờ Nghênh Nhi đưa đi.
Đến lúc ánh mắt đưa lên đến mặt nhị nương, thiếu niên lúc đó mới phát hiện, vị nhị nương vốn đoan trang nho nhã, hiện tại gương mặt như có băng tuyết bao phủ!
Thấy tình hình vậy, Tỉnh Ngôn thầm than:
"Xong rồi! Sợ hỏng chuyện rồi..."
Tuy lòng xoay chuyển rất nhanh, nhưng vừa thấy vẻ nghiêm trọng của nhị nương mà mình chưa từng dự kiến, Tỉnh Ngôn vẫn có chút không biết làm thế nào. Đang ấp úng không biết nói sao thì nghe nhị nương nãy giờ không nói gì bỗng lên tiếng:
"Trương gia tiểu ca, thơ đã xem rồi, trả lại cho ngươi". Ngừng một chút, lại thêm một câu:
" Ngày sau xin tiểu ca chớ có viết ra mấy lời phong ngôn phong ngữ( lời nói bịa đặt) như thế, làm bẩn tai mắt của nô gia!"
Lúc nói lời này, ngữ khí của nhị nương vô cùng khe khắt, xem ra rất là tức giận.
"Hả?"
Vừa nghe lời oán trách, Tỉnh Ngôn hơi ngơ ngẩn, không hiểu lời của nhị nương có ý gì, suy nghĩ:
"Phong ngôn phong ngữ?...Nói vậy là sao?..Phong, phong, a!" Tỉnh Ngôn cuối cùng cũng có đáp án:
"Bốn chữ phong ngôn phong ngữ này, không hẳn là nói lời của ta là bịa đặt, là hư ngôn vô bằng vô chứng! Mà chữ phong này, còn mang chút ý đùa giỡn trêu ghẹo..."
Nghĩ được điểm này, Tỉnh Ngôn vội giải thích:
"Nhị tỷ tỷ, tỷ chớ hiểu lầm ta...mấy câu thơ ta vừa chuyển đến, không hề có ý chọc ghẹo gì! Ta, ta chỉ là muốn nhắc nhở tỷ tỷ... Ta chỉ là nghe nói, Hồ công tử đó, y, y bắt đầu tiêu tiền của tỷ tỷ..."
"Chớ nói nữa!"
Lời nói lộn xộn của thiếu niên mới nói đến một nửa, thì bị nhị nương nặng nề cắt ngang:
" Chuyện của ta và Hồ lang, không cần người khác chõ mồm vào!"
Nói đến đây, nhị nương phát giác ngữ khí của mình cũng hơi nặng. Xem tình hình trước mặt, Trương gia tiểu ca này chắc cũng chỉ là có ý tốt mà thôi.
Nghĩ được điểm đó, vị nhị nương nổi tiếng này cũng sớm bình tĩnh trở lại. Nàng ta dịu giọng nói với thiếu niên đang lúng ta lúng túng trước mặt mình:
"Trương gia tiểu ca à, ý trong thơ của ngươi, nô gia đọc đã hiểu. Chỉ là ngươi lại có chỗ không biết, Hồ lang đó, "
Nói đến chỗ này, nhị nương vốn lạnh lùng như băng, lại đỏ hồng hai má:
"Hồ công tử đó, y là một lòng si tình với nô gia, chân tình dào dạt! Tình đó ý đó, trời cao thấu hiểu. Nô gia há có thể cho phép người ngoài báng bổ đến chàng! Phen hảo ý này của tiểu ca, nô gia ghi nhớ trong lòng. Nhưng mấy lời như vậy, xin tiểu ca ngày sau nửa chữ cũng chớ nhắc đến!"
Nói xong, cũng không đợi thiếu niên lên tiếng phân biện, chuyển thân phất tay áo bỏ đi!
Tỉnh Ngôn đến lúc này mới biết, một phen khổ tâm của mình, đã hoàn toàn uổng phí.
"Xem ra. chuyện này nguyên nhân là do mình nhìn nhận sự việc quá đơn giản". Tỉnh Ngôn không khỏi thầm tự trách mình.
Chỉ là, trong khi hậm hực, y vẫn có chút nghi hoặc:
"Vì sao nhị nương đó, cũng không thèm nghe vài lời giải thích của ta?"
Đối diện với kết quả khác xa tưởng tượng, thiếu niên ngồi ngẩn ở đó, nghĩ hoài không ra lý do.
Qua một lúc, bức thi kệ đặt trên bàn trước mặt thiếu niên, cũng bị một trận gió không biết từ đâu thổi đến, nhẹ nhàng bốc lên, phiêu phiêu du du, xoay xoay lượn lượn, dần dà bay khỏi tầm mắt của thiếu niên rồi không biết đã rơi đến chỗ nào...
Kì thật, chính như nhị nương nói, Tỉnh Ngôn đúng là "Có chỗ không biết", phản ứng "Ngoài ý liệu" vừa rồi của nhị nương, lại hoàn toàn không thấy có điểm kì quái nào.
Tuy nói Tỉnh Ngôn căn cơ thông tuệ, tâm tư linh lợi. Nhưng y dù sao cũng chỉ là một thiếu niên mười sáu tuổi, về chuyện nam nữ tình trường, vẫn là hết sức mơ hồ.
Mấy cái tâm sự nhi nữ tình trường này, há có thể dựa vào việc đọc nhiều thi thơ mà có thể hiểu được?
Do đó, Tỉnh Ngôn nghĩ bằng vào mấy câu ngắn ngủi cảnh tỉnh đó, thì giúp được nhị nương thoát khỏi mê đồ, suy nghĩ đó rõ ràng là quá đơn thuần. Nghĩ nhị nương đó, đang là lúc tình cảm nồng nhiệt nhất với Hồ Thế An, hơn nữa nhị nương tâm tính vốn kiên nhất, đã dệt một lớp tơ tình, trùm chặt trên người tình lang của nàng, đâu dễ gì để người khác tác động.
Nói đến, tuy nhị nương đó vẫn giữ danh tiếng đoan trang, nhưng rốt cuộc cũng là một thân kỹ nữ. Tục ngữ nói "Đêm thanh lâu lạnh lẽo, chẳng khác gì địa ngục", chớ thấy hiện tại ngựa xe như nước, phồn hoa lóa mắt, một khi đợi đến lúc tuổi tác chất chồng, dung mạo xuống sắc, thì cảnh cô đơn, vắng lặng nửa đời sau, há có thể chỉ dùng hai chữ "Tịch mịch" là diễn tả được?
Vì vậy, con đường duy nhất mà người ở thanh lâu đi được, chính là mong mỏi lúc nhan sắc bản thân chưa xuống, tìm được một người nương tựa, giao phó chuyện chung thân. Tất cả nữ tử thanh lâu, cho dù là có giá nhất, cũng chỉ có thể đi con đường duy nhất đó mà thôi!
Nhưng, bình thường nam tử đến chốn thanh lâu ăn chơi, thì có mấy ai có được chân tâm? Khách phong lưu cỡi ngựa đến thanh lâu, đều chỉ là tìm một thú vui để giải tỏa căng thẳng, có mấy ai nguyện ý bỏ tiền đến để chuộc thân cho nữ tử thanh lâu? Cho dù có công tử nhà giàu nhất thời vì sắc mà hứa hẹn bỏ tiền, nhưng cũng thường không qua được lời dèm bĩu của người đời mà biến luôn.
Vì vậy có thể biết được, hiện tại nhị nương đó, không dễ dàng kiếm được một công tử si tình nguyện ý cứu nàng thoát khỏi hố lửa, thì sao có thể không một lòng chết vì hắn được? Hà huống, vị Hồ Thế An Hồ công tử đó, không chỉ là nhân vật phong lưu, làm người lại biết tình, hiểu đời, đúng là người chồng cả đời khó gặp.
Có thể nói, vị Hồ công tử hiện giờ hay ra vào đổ trường đó, ở trong mắt nhị nương, luôn là một viên ngọc hoàn mĩ không tì vết, là toàn bộ thế giới của nàng ta! Lúc này có thể nói nhị nương đúng là có tai như điếc, có mắt như mù, thì làm sao có thể nghe nửa lời nghịch tai của người khác?
Có lẽ, Tỉnh Ngôn ở trong mắt nàng ta, bất quá cũng chỉ là một thiếu niên mới lớn mà thôi.
Do đó, phản ứng vừa rồi của nhị nương, cho dù Tỉnh Ngôn nghĩ hoài không thông, nhưng thật sự là hoàn toàn hợp tình hợp lý.
.........
.........
.........
Thiếu niên đang ngồi phiền muộn, lại nghe có tiếng cửa lay. Ngẩng đầu nhìn, thì ra là tiểu nha hoàn Nghênh Nhi, đang khiễng chân rời phòng, tóm lấy y hỏi han tùm lum.
Thì ra, sau khi tiểu nha hoàn đem bào thi kệ trình cho nhị nương, thì thấy nàng ta mặt trầm như nước, tuy không nói lời nào, nhưng Nghênh Nhi trong lòng biết rõ không ổn, nhất định là trong thơ của Tỉnh Ngôn ca ca, ngôn ngữ có chỗ nào đó đã đụng chạm. Vì vậy, tiểu nha hoàn lo lắng trong lòng, vội bám theo nấp đằng sau. Đợi sau khi nhị nương đi khỏi, cũng ra khỏi phòng đến hỏi Tỉnh Ngôn nhị nương có trách mắng gì y hay không.
Nghe Nghênh Nhi tốt bụng hỏi thăm, Tỉnh Ngôn tuy đang bức rứt, cũng theo lời hỏi, tùy tiện đáp lại cô ta mấy câu.
Tuy lên tiếng đáp lời, nhưng tâm tư của thiếu niên lơ lửng không tập trung.
Nhìn tiểu cô nương ở trước mặt đang cố gắng an ủi mình, Tỉnh Ngôn bỗng thấy nhớ đến người thiếu nữ đồng tâm hiệp lực với mình hơn một tháng trước, Cứ Doanh...