Từ sau khi lên đại học, tôi rất ít khi về nhà. Bởi vì nhà ở Hồ Nam, trường học lại ở Liêu Ninh, hai nơi này cách nhau nửa vòng Trung quốc. Đồng thời trường học lại ở một nơi tương đối hẻo lánh ở thành phố nhỏ Liêu Ninh, đi về phải liên tục chuyển xe rất phiền phức. Vì vậy ngoại trừ Tết Nguyên Đán, tôi đều không về nhà, bởi mùa hè ở quê tôi nóng kinh người. Còn thời tiết ở Liêu Ninh dễ chịu hơn rất nhiều, cho nên dù nghỉ hè kéo dài tới 2 tháng, tôi cũng không về.
Cũng vì nguyên nhân này, tôi có rất ít cơ hội về thăm người ông đã 6,7 chục tuổi của mình. Khi còn nhỏ, tôi ở nhà ông mấy năm liền, có thể nói là được ông bà nuôi dưỡng. Tôi muốn kể một chút về cách xưng hô của địa phương mình. Quê tôi không dùng quen dùng từ "ông ngoại", vả lại ông nội của tôi đã qua đời từ lúc cha tôi mới lên 6, trong văn bản chính thống vẫn phải dùng “ông ngoại"..
Tình cảm giữa hai ông cháu rất thân thiết, mạ của tôi là trưởng nữ, tôi là người cháu đầu tiên, cho nên ông đặc biệt thương tôi. Vả lại chênh lệch tuổi tác giữa mạ và cậu tới 20 tuổi, trong thời gian ngắn không có khả năng xuất hiện thêm người cháu nào khác tranh giành tình cảm với tôi. Hồi còn nhỏ, dù làm chuyện gì ông đều mang tôi theo. Khi thu hoạch lương thực đặt tôi trên bờ ruộng, lúc trông trâu đặt tôi ở trên lưng trâu, nấu cơm cũng đặt tôi ở bên bếp lửa, một giây không nỡ để tôi rời đi.
Trước khi lên đại học, mỗi tuần đều phải tới nhà ông ngoại một chuyến. Có lẽ vì liên tục gặp ông ngoại, cho nên không cảm thấy ông đang dần già đi. Nhưng sau một năm đi học trở về, khi nhìn thấy ông ngoại tôi mới bị sốc, cảm thấy như trong một ngày ông đã già đi rất nhiều, nhất thời nảy sinh vô vàn bi thương.
Ông ngoại giờ đã cạo đầu trọc, nếp nhăn trên mặt chồng chất dày lên như vỏ thông khô héo. Bước đi cũng không còn vững vàng như trước kia, thân thể và gân cốt gầy rất nhiều, bàn tay không ngừng run rẩy khi cầm điếu Bạch Sa Yên. Chỉ có nụ cười kia vẫn ấm áp như xưa.
Ngày thứ hai từ Liêu Ninh trở về, tôi bèn theo mạ đi thăm ông ngoại. Lúc đi tới trước cổng, đang có một người tìm ông có việc nhờ vả, nói là nhà của họ có một con gà mẹ bị lạc, đã hai đêm liên tục chưa trở về chuồng. Tìm suốt ngày hôm qua cũng không thấy bóng dáng, nên nhờ ông bói cho họ một quẻ, tính xem con gà mái già kia đã bị người ta giết, hay đã chạy đến nơi khác. Ông ngoại giơ ngón tay khô giống như vỏ cây thông bấm nặn, sau một lúc, mới nói: "Cháu xuất phát từ đây, theo đường này đi thẳng về phía nam, hẳn là có thể tìm thấy nó. Nó vẫn còn sống."
Người nọ liên tục cảm ơn, đưa thuốc ra mời ông ngoại. Lúc này tôi kêu lớn: “Ông ơi, cháu về rồi."
Đôi mắt đục ngầu của ông ngoại lấp lánh, mừng rỡ nói: “Ôi, cháu ngoại ngoan của ông đã về rồi, sinh viên trở về thăm ông đó! Ha ha ha ha..." Nhất thời tôi nhớ lại tình cảnh mỗi lần tới nhà của ông ngoại, đồng thời nhớ lại chuyện cũ cùng ông đi bắt quỷ. Trong lòng không khỏi bồi hồi xúc động, ông ngoại đã già rồi, đã không còn có thể đưa tôi đi bắt quỷ nữa.
Còn nhớ như in mười mấy năm trước, người thứ nhất tìm đến gia gia bắt quỷ chính là Mã Nhạc Khôi ở bên cạnh đập chứa nước Họa Mi. Mã Nhạc Khôi là đồ tể giết heo. Tôi phải giới thiệu một chút hoàn cảnh chung quanh nơi ông ngoại sống. Từ phía đông đập chứa nước dọc theo sông Lão Giang tới phía tây Lạc Mã Kiều đều thuộc về địa bàn của thôn Họa Mi, người nơi này có cùng một cái họ -- họ Mã, trừ vợ là người xứ khác. Người ở thôn đều mua thịt ở tiệm của đồ tể Mã, cũng biết đồ tể Mã đã chết liên tục 3 đứa con trai, tất cả đều sinh chưa đến một tháng bèn chết không rõ nguyên nhân.
Đồ tể Mã cho rằng thân thể của vợ có vấn đề gì đó, đã đem vợ đi các bệnh viện lớn kiểm tra vô số lần, nhưng đều không tìmra vấn đề. Vì vậy có nhiều ý kiến trái chiều, có người nói đồ tể Mã sát sinh quá nhiều, máu tanh quá nặng, con trai mới sinh không chịu nổi máu tanh trong nhà, cho nên mất sớm. Nhưng là đồ tể Mã nói, trên đời này đồ tể giết heo nhiều như vậy, vì sao người khác không tuyệt tự, tại sao lại cứ là đồ tể Mã hắn tuyệt tự? Bà con suy nghĩ thấy cũng phải, liền á khẩu không trả lời được. Có người nói nhà của đồ tể Mã phong thuỷ không tốt, nhà ở quá gần đập chứa nước, khả năng trùng sát thần quỷ phương nào đó. Đồ tể Mã nói, bà nội tôi sinh cha tôi, mẹ tôi lại sinh ra tôi, đều sống ở căn nhà này, sao chẳng có vấn đề gì? Người khác lại cứng họng.
Ông ngoại lặng lẽ nói cho hắn biết, chỉ sợ là đụng phải Quỷ Giỏ Tre*. Đồ tể Mã cũng không tin.
Nhưng lần này, đồ tể Mã nửa đêm mang theo lòng và phổi heo tới, cầu xin ông ngoại giúp đỡ. Lúc đồ tể Mã tới, ông ngoại đã ngủ, tôi cũng đang chìm trong mộng đẹp. Đồ tể Mã gõ cánh cửa gỗ của nhà ông ngoại ầm ầm, kêu lớn: “Anh Nhạc Vân mau cứu em!" Ông ngoại tên là Mã Nhạc Vân, là họ hàng với đồ tể Mã, tuy ông lớn hơn hắn 20 tuổi, nhưng là đều là người trong họ, cho nên đồ tể Mã gọi ông ngoại là "anh Nhạc Vân".
- ---------------------
- ---------------
Chú thích: uyên ki quỷ: hay Quỷ Giỏ Tre, là hồn ma của đứa bé chết khi chưa cai sữa