Tôi Là Ba Của Nam Chính

Chương 38: C38: Chương 38



Giống như trước, cả nhà không đi xe ngựa mà đi bộ về thôn họ Cố. Tôn thị phụ trách ôm Thiết Đản, Cố Xuyên cõng gạo và quần áo.

"Cha, sao chúng ta không ngồi xe?" Thiết Đản bĩu môi nói. Cậu còn muốn cho anh trai xem xe ngựa nhà mình.

"Không thể nói ra việc nhà chúng ta có xe ngựa, nó dùng để buôn bán. Lỡ như bị người khác mượn đi, chúng ta không thể làm buôn bán được. Làm sao kiếm bạc cho con đi học?" Tôn thị vội vàng dặn dò con trai đừng nói lộ hết.

"Còn chuyện con muốn đi học, tạm thời cũng đừng nói ra." Cố Xuyên bổ sung. Vì chuyện đi học này, năm ngoái hắn đã bắt đầu đề cập với vợ, cuối cùng hai ngày nay mới đồng ý. Nhưng đừng để xảy ra chuyện gì.

Thiết Đản bị cha tẩy não lâu như vậy, cộng thêm những người xung quanh kính trọng việc đọc sách. Từ khi cậu biết mình có thể đi học đã vô cùng vui mừng, suốt ngày ôm sách cha cậu mua cho. Cho dù xem không hiểu cũng luôn lật xem, không muốn ra ngoài chơi.

"Con không nói, ai hỏi con cũng không nói." Thiết Đản xụ mặt nhỏ, thoạt nhìn giống ông cụ non.

"Con làm vậy là đúng. Sau khi về nhà cha sẽ làm cho con một chén thịt kho." Cố Xuyên vui vẻ hứa hẹn. Bây giờ có tiền đã khác, trước đây ngoại trừ ngày lễ tết, trong nhà sao có thể làm thịt kho được? Chỉ cắt mấy lát thịt xào chung với rau củ là xong.

* * *


Bởi vì dẫn theo con nhỏ và cõng đồ trên lưng, cho nên phải mất gần bốn tiếng mới đi đến thôn họ Cố. Lúc này mọi người không phải ra đồng làm việc thì đang lên núi đốn củi, tìm rau dại. Trong thôn chỉ còn lại người già và trẻ con.

"Thằng hai đã về rồi à? Thị trấn toàn là nuôi người. Cả nhà cháu đều trắng trẻo mập mạp, trông cũng không còn giống nông dân nữa." Cố Đại Sơn đang ôm cháu trai ra ngoài chơi nói. Trước đây khi thằng hai ở trong thôn thường im lặng, cũng không nhận thấy sự khác biệt nào với mọi người. Nhưng kể từ khi lên thị trấn, cuộc sống dần dần tốt lên. Mỗi lần về thôn đều xách túi lớn túi nhỏ, Cố Thạch Đầu cũng coi như là hưởng phúc của con trai.

"Xem bác cả nói kìa, đâu khoa trương như vậy. Nếu người trong thôn đều ở trong nhà không ra đồng làm việc thì nửa năm cũng sẽ trắng." Cố Xuyên cười nói, vừa nói vừa lấy ra mấy viện kẹo đậu phộng: "Cái này cho đứa bé, đứa trong tay bác là con nhà anh hai phải không?"

"Đúng vậy, thằng nhóc này quậy nhất. Cha nó lúc nhỏ rất ngoan." Cố Đại Sơn và cha Cố Thạch Đầu của Cố Xuyên là anh em họ. Cha của hai người là anh em ruột nên mối quan hệ của họ rất thân thiết. Nhưng hai bên qua lại cũng không nhiều, có thể là do tính cách của cả hai không hợp nhau. Dù sao khi hai ông gặp nhau thì ồn ào.

"Quậy mới tốt, trẻ con càng như vậy thì càng thông minh. Sau này nhất định sẽ có triển vọng." Dù ở thời điểm nào, mọi người đều thích nghe những lời tốt đẹp. Mặc dù những lời tốt đẹp này nghe có vẻ không có căn cứ lắm.

Cố Đại Sơn quả nhiên vui mừng khôn xiết. Nếu như người khác nói những lời này thì ông cũng vẻ vui vẻ, nhưng không vui vẻ như vậy. Dù sao ai cũng phải đào đất để kiếm ăn, cuộc sống rất khó khăn. Không giống như thằng hai Cố đã dẫn vợ con lên thị trấn. Đây là người gặp qua việc đời, lời nó nói chắc chắn đáng tin cậy hơn những người khác.

"Bác cả, cháu đi về trước, có thời gian lại đến thăm bác."

Nói thật, gia đình bọn họ hiện tại đã không mặc quần áo cũ chấp vá nữa. Quần áo đang mặc đều mới làm trong năm nay, nên dù mặc bộ quần áo cũ nhất, vải thô nhất cũng khác với những người khác trong thôn. Huống chi một năm nay bọn họ được ăn uống đầy đủ, thỉnh thoảng hắn sẽ nhỏ vào giọt nước linh tuyền vào đồ ăn mang về, người không chỉ trắng trẻo mập mạp mà còn tràn đầy năng lượng hơn trước.


Không nói đến những thứ khác, chỉ cần nhìn Tôn thị là có thể nhận ra, trước đây nói ba mươi bốn mươi tuổi cũng có người tin. Nhưng bây giờ gương mặt mịn màng như các cô gái chưa lấy chồng trong thị trấn, chứ đừng nói đến việc so sánh với người dân trong thôn.

Cũng may bọn họ đã ra ở riêng rồi. Bằng không người của mấy nhà sẽ quấy rồi bọn họ, không phải hắn không muốn giúp anh em nhà mình. Chẳng qua chị dâu rất mưu mô, thích che giấu ác ý. Anh cả đôi khi nghe lời chị dâu. Em trai thứ lười biếng. Lúc trước cùng ra ruộng làm việc, mỗi ngày đều kéo dài công việc, làm việc không ra sức. Về phần em trai út, nó được cưng chiều từ nhỏ. Cho dù hoàn cảnh gia đình như vậy, cũng vẫn sinh ra một chút tính ương ngạnh, cũng không thích hợp dẫn ra ngoài.

Về phần cháu trai, lớn nhất chính là Cẩu Thặng nhà anh cả. Nhưng cũng chỉ lớn hơn Thiết Đản hai tháng mà thôi. Hiện nói những điều này vẫn còn sớm.

"Chú hai, thím hai, Thiết Đản." Đại Nha đã bảy tuổi bưng một thau quần áo đã giặt xong, nhỏ giọng chào hỏi từng người.

"Ông bà nội có ở nhà không?"

"Bà nội ở nhà, ông nội đã ra ngoài làm ruộng." Lần này Đại Nha nói lớn hơn, vừa rồi cô bé cũng không biết phải nói gì với chú hai thím hai.

Tôn thị dứt khoát thả Thiết Đản xuống: "Đại Nha, để thím bưng thau quần áo cho. Cháu dẫn Thiết Đản đi." Bé gái ở độ tuổi này trên cơ bản đều có thể phụ giúp việc nhà. Khi cô chưa lấy chồng cũng vậy, nên nhìn Đại Nha bưng thau đồ như vậy cô ngược lại không đau lòng. Chẳng qua có mặt người lớn ở đây, không có lý do gì để trẻ con làm việc.


"Bà nội ơi, chú thím hai đã trở về." Đại Nha chưa bước vào sân đã hét toáng lên.

Cũng như năm trước, lúc này Lý thị đã bắt đầu phơi rau ngoài ngoài sân. Mùa màng không tốt, rau dại trên núi cũng không dễ tìm, nhà nào cũng đều trông cậy vào thứ này để sống sót qua mùa đông.

"Thằng hai về rồi à? Thiết Đản, cháu ngoan của bà, đến đây bà nội ôm." Lý thị đối xử lạnh nhạt với con trai, nhưng lại rất nhiệt tình với cháu trai. Bà vươn tay định bế đứa bé lên. Nhưng khi nhìn thấy bộ quần áo sạch sẽ và gương mặt nhỏ trắng nõn của cháu trai thì rút tay về: "Thôi không ôm nữa, đừng làm bẩn quần áo đẹp như vậy."

Bùn trên tay có thể rửa sạch ngay lập tức, nhưng trên người thì khác. Cả ngày bà không phải đi tìm rau dại thì là mang rau dại về phơi, trên người có nhiều bùn và bụi, vẫn không nên ôm cháu trai. Chỉ cần nhìn thôi đã thấy vui rồi.

"Con dâu của mẹ đã may cho cha mẹ mỗi người một bộ quần áo. Mẹ vào phòng thử xem có vừa người không. Ngoài ra, đây là gạo bọn con mang về. Ai thiếu cũng không thể để cha mẹ thiếu gạo ăn." Cố Xuyên đúng lúc nói. Người ta nói con không chê mẹ xấu, nhưng để bà ôm con của hắn quả thật hơi chướng ngại tâm lý. Dù sao sau khi sống ở đây mấy ngày, hắn cũng biết có bao nhiêu chấy rận bọ chét.

Đương nhiên, nếu nguyên thân ở đây thì nhất định sẽ khác. Mặc dù hắn bị ảnh hưởng bởi tình cảm của nguyên thân, nhưng dù sao chỉ sống chung mấy ngày nên cũng không có cảm xúc gì, càng không có nhiều tình cảm. Việc hiếu kính trong những ngày lễ tết chỉ là để gánh vác trách nhiệm của nguyên thân.

"Mẹ và cha con đều là người sắp xuống lỗ rồi, còn mặc quần áo mới làm gì? Nếu có số tiền đó, con nên tích góp để mua nhà. Đến khi Thiết Đản lớn lên lấy vợ, vợ chồng con cũng không cần tiếp tục ở nhà thuê nữa." Vợ chồng già bọn họ thực sự không cần quần áo mới. Thằng hai quá thành thật. Cho dù dọn lên thị trấn ở cũng vậy, đều ra ở riêng, còn không biết tích góp chút tiền cho con trai.

Con trai quá hiếu thảo cũng không tốt, Cố Lý thị có nỗi buồn ngọt ngào.

"Nó vẫn còn là một đứa trẻ, còn quá sớm để tính đến chuyện lấy vợ, không gấp." Cố Xuyên pha trò nói. Kể ra thì có thể là xa thơm gần thối, nguyên thân hiếu thảo hơn hắn rất nhiều. Khi ra đồng một người có thể làm việc phần hai người. Sau khi thu hoạch xong còn phải lên thị trấn làm công ngắn hạn. Nhưng thái độ của bà còn không tốt như bây giờ.


Bên này người lớn đang nói chuyện, bọn trẻ con đã cùng nhau chơi đùa. Nhà anh cả có hai trai một gái, Đại Nha, Cẩu Thặng và Cẩu Oa nhỏ nhất mới hơn một tuổi, vẫn chưa biết đi nên chỉ có thể để Đại Nha bế. Em trai thứ cũng có một đứa con trai là Tiểu Hói ba tuổi, đặt tên tục như vậy đơn giản vì khi đứa nhỏ này mới sinh ra thì tóc máu trên đầu gần như không thể nhìn thấy, nó rất ít và có màu vàng, nhìn từ xa trông giống như đầu hói. Cho nên đặt tên là Tiểu Hói.

Cố Xuyên cũng bị say với những tên tục này. Trước tiên không nói đến bé gái, đều là bé trai mà đặt Cẩu Thặng, Thiết Đản, Cẩu Oa, Tiểu Hói, thật là tên đứa này còn khó nghe hơn đứa kia. Nhưng lúc này thật sự không chú ý đến việc này. Tên càng khó nghe càng tốt, càng thấp hèn càng tốt. Chỉ có như vậy trẻ con mới có thể lớn lên mà không chết trẻ.

Điều này không chỉ riêng gì người nghèo mà người giàu có cũng vậy. Nhưng nó không th ô tục như vậy. Ví dụ như dùng chữ nhi và nô làm tên đệm. Chẳng hạn như Hùng nhi, Sinh nhi, Minh nô. Thậm chí, còn trực tiếp gọi Nô nô.

Dựa theo quỹ đạo ban đầu, nguyên thân sẽ có thêm một trai một gái. Tên tục cũng đặc sắc như thế. Hiện tại hắn và Tôn thị sinh hoạt vợ chồng bình thường, nghĩ đến cho dù tương lai không phải có hai đứa bé kia thì cũng sẽ có đứa bé khác. Chuyện đặt tên tục cần phải suy nghĩ kỹ mới được.

Trước tiên Lý thị lấy gạo cất vào tủ trong bếp. Mặc dù không biết trong đó là loại gạo gì, nhưng khi bà cầm lên thì biết có ít nhất mười lăm ký, cũng không biết thằng con này làm sao tiết kiệm được.

Nhưng có thể mang đến mười lăm ký gạo thì cuộc sống của nhà thằng hai chắc chắn cũng không tệ, quan trọng hơn là có thể dạy được vợ. Không giống như thằng cả, vợ nói cái gì chính là cái đó, ngay cả ý kiến cũng không có; làm cho ông nhà đã già rồi còn phải làm việc giống những người trẻ, làm ruộng từ sáng đến tối. Trải qua cuộc sống như vậy còn không nhẹ nhàng như trước kia tách ra ở riêng.

Cất kỹ gạo xong, lúc này bà mới đi xem quần áo, sợ gây chú ý. Vợ chồng Cố Xuyên cuối cùng không dùng vải bông mịn mà dùng vải thô thông thường, nhưng điều này cũng làm cho mắt Lý thị đỏ hoe. Vải mới dệt, quần áo mới, không có một miếng vá nào. Bộ quần áo trên người bà đã mặc hơn mười năm, đầy những miếng vá, được khâu đi vá lại rất nhiều lần.

"Năm trước một bộ áo bông, năm nay lại một bộ quần áo mỏng, đủ rồi, đủ rồi. Sau này đừng may thêm quần áo cho cha mẹ nữa, thực sự không cần. Cha mẹ vừa xuống ruộng vừa làm việc nặng, không mặc được quần áo như vậy."

Áo bông thì thôi, thời thiết lạnh, mặc kệ nỡ hay không nỡ, đồ mặc trên người không lạnh mới là điều quan trọng nhất. Nhưng quần áo mỏng này vẫn không nên mặc, không biết còn sống được mấy năm nữa. Đến khi nhắm mắt, tắt thở hãy mặc quần áo mới này, đi cũng nhanh hơn. Bọn họ sống hơn nửa đời người, cũng đến lúc chuẩn bị ma chay.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.