Tống Thì Hành

Chương 17: Nhị tuyền ánh nguyệt (trung)



Ngọc Doãn chìm đắm trong khúc nhạc, không hề phát hiện ra người nghe xung quanh càng lúc càng đông. Hắn đang tấu khúc nhị hồ cũng là một khúc nhạc vô cùng nổi tiếng đời sau "nhị tuyền ánh nguyệt". Tiếng đàn ai oán hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của hắn khiến cho Ngọc Doãn hoàn toàn hòa nhập vào trong tiến đàn.

Nhị Tuyền Ánh Nguyệt ở vào thời kỳ Dân quốc sau này được Danh gia Hoa Ngạn Quân phổ vào Nhị Hồ (“Nhị hồ” là một loại đàn Hồ cầm, thuộc loại đàn cây. Âm sắc của nó dịu hòa, réo rắt, sức biểu cảm mạnh mà tinh tế ). Đó có thể nói là một tác phẩm tiêu biểu của người mù A Bính.

Dưới chân núi Vô Tích ở Giang Tô có một dòng suối được mệnh danh là dòng suối đẹp thứ hai trong thiên hạ.

Nghe nói A Bính thường xuyên chơi đàn bên dòng suối này, lấy âm nhạc để thay tiếng người trong đêm khuya thanh vắng. Giữa cảnh trăng thanh suối mát, việc này càng thể hiện một sự ngoan cường của nghệ nhân, cả đời trải qua biết bao thăng trầm.

Tới lúc này, Ngọc Doãn dường như cũng cảm nhận được cảnh tượng lúc đó.

Trong Đại Tướng Quốc tự, đám đông càng lúc càng nhiều.

Tuy nhiên Ngọc Doãn hoàn toàn quên mất khung cảnh xung quanh. Dây đàn liên tục rung động dưới ngón tay của hắn. Những ngón tay của Ngọc Doãn lướt trên dây đàn một cách mượt mà tạo ra một tiếng đàn xao động lòng người.

Thật ra cuộc đời hắn đâu phải phẳng lặng?

Kiếp trước, sinh ra trong một gia đình tốt đẹp, được giáo dục tới nơi tới chốn... Nhưng ai có thể ngở được cha mẹ hắn lại đột ngột mất đi khiến cho hắn chẳng khác nào một cánh bèo trôi dạt không phương hướng. Tất cả những gì mà hắn học được lại không hợp với thời đại. Ngay cả tư tưởng, hành vi của hắn cũng không một ai có thể hiểu được.

Từng có một công ty muốn lôi kéo hắn. Nhưng lại lấy điều kiện bỏ thứ âm nhạc cổ điển ra.

Do cố chấp, Ngọc Doãn đã từ chối. Nhưng sau đó, hắn lại phải va chạm với đủ mọi chuyện, cố gắng giẫy dụa giữa hồng trần.

Kiên cường?

Nói thì dễ hơn làm.

Vào cái thời điểm mà mọi người chỉ nói về chuyện tiền và danh lợi thì sự cố gắng của hắn dường như không thể nào duy trì được.

Sống lại một cách ly kỳ khiến cho hắn về tới năm Tuyên Hòa thứ sáu.

Nhưng chào đón hắn không phải là hoa tươi và những tràng vỗ tay mà là sự áp bức của Quách Kinh...và sự lạnh lùng của Yến Nô. Điều này khiến cho hắn cảm thấy tuyệt vọng. Mặc dù thường ngày, hắn thể hiện rất kiên cường nhưng trong lòng lại cảm thụ một cách sâu sắc. Đưa tài sản cho Yến Nô... Có lẽ là chuyện mà hắn có thể làm duy nhất hiện này. Nhưng hắn làm sao có thể hy vọng từ nay về sau cùng với Yến Nô mỗi người một ngả?

Tiếng đàn dẫn dắt ban đầu nho nhỏ. Giai điệu tử âm Thương (Ở Trung Hoa, từ khoảng năm 2500 trước CN có học giả Linh Luân đã sáng chế hệ thống ngũ cung mà mỗi tên tượng trưng cho mỗi giai cấp trong xã hội, từ vua cho tới dân. Truyền thuyết kể rằng Linh Luân trong khi thổi những ống trúc đã chú ý đến tương quan giữa chiều dài các ống trúc và âm thanh phát ra. Ông nhận thấy từ ống trúc đầu tiên có một âm thanh, nếu cắt ống thứ hai thành hai phần ba thì sẽ có một quãng 5. Cứ như thế đối với ống trúc thứ ba, thứ tư, thứ năm... thì ông có một vòng quãng 5. Các âm đó tạo thành thang âm ngũ cung (đây chỉ là quy luật ngũ cung chứ chưa phải là nhạc ngũ cung). Các nhà âm nhạc học đã tìm thấy thang âm ngũ cung này trong nhiều nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Nhật Bản, các nước châu Á cho đến nước Mỹ, vùng Groenland và cả ở châu Âu nữa. Có phải đây là nét đặc thù của âm nhạc phương Đông chăng vì ở các nước này thang âm này xuất hiện nhiều hơn? Hay là thang âm ngũ cung là sự kéo dài của một hệ thống tam âm mà hiện chúng ta còn tìm thấy ở những bộ tộc nguyên thủy ở châu Phi và châu Mỹ?Vào năm 1058 trước CN, triều đình nhà Chu ở Trung Hoa đã thành lập Bộ Lễ nhạc và đã sử dụng năm âm "cung, thương, giốc, chủy, vũ" để hình thành thang âm ngũ cung) về tới âm Giốc rồi sau đó là âm Chủy, âm Giốc, lấy âm Cung làm kết, tạo thành một vòng điệu...

Văn Sĩ đi tới bên cạnh lẳng lặng lắng nghe.

Trước mắt y lúc này là một người đang hồi tưởng lại những chuyện cũ.

Âm luật bất ngờ trở nên cao vút, bắt đầu từ một cái quãng tám theo những cung âm cao thấp.

Tiếng đàn lúc trước đang rất tĩnh lập tức vọt lên cao.

Văn Sĩ đứng bên cũng cảm thấy bất ngờ.

Còn chủ nhân của Kê cầm thì tò mò nhìn Ngọc Doãn, phát hiện hắn hoàn toàn chìm đắm trong bản nhạc.

Vốn tưởng rằng Ngọc Doãn chỉ vui đùa một chút nhưng tới giờ có thể nói là một đại hành gia.

Nhà mình chỉ chuyên môn sửa chữa kê cầm chứ không phải là sử dụng. Mà ở hậu thế, kê cầm thuộc lại Nhị hồ không sử dụng để diễn tấu chính. Tuy nhiên trong tay Ngọc Doãn, không ngờ nó lại có thể vang lên những âm điệu cao thấp tuyệt vời như vậy. Có thể nói là chưa từng có ai làm được.

Ánh mắt của lão chợt híp lại.

Lão nhân chưa từng được nghe khúc nhạc này nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự đau thương và kiên cường trong nó.

Từ từ, trong mắt của lão nhân trở nên ươn ướt...

.......

Yến Nô hấp tấp đi theo Thạch Tam vào Đại Tướng Quốc Tự.

- Tiểu Ất ca đang ở đâu?

Nàng cuống quýt hỏi khiến cho Thạch Tam chỉ biết lắc đầu cười khổ, tỏ vẻ không biết.

Cả hai người tới một cái đình ở phía đông gặp mặt Chu Lương. Chu Lương cũng không biết Ngọc Doãn đang đi đâu. Y đã tìm một vòng nhưng không thấy bóng dáng của Ngọc Doãn vì vậy mà cũng có phần nôn nóng.

- Nhị ca! Tiểu Ất ca không xảy ra chuyện gì chứ?

- Chắc không gặp chuyện gì không may đâu.

Chu Lương vội vàng lắc đầu, cười ha hả:

- Với thân thủ của tiểu Ất ca có lẽ chẳng có ai làm cho hắn e ngại.

- Nhưng...

- Cửu nhi tỷ đừng có nôn nóng. Tướng Quốc tự lớn như vậy cũng không thể tìm được ngay. Chúng ta đi vào trong, nói không chừng có thể tìm được hắn. Đúng rồi! Hôm nay Phong Nghi và Phong Hành ở tại trước điện Lưu Ly thể hiện tài nghệ, không chừng tiểu Ất ca tới đó. Chúng ta cũng đến đấy có khi tìm được.

Yến Nô cũng không còn cách nào khác đành phải gật đầu.

Lúc này có mấy người liền đi về phía điện Lưu Ly.

Hai người đi bên thì một người mặc áo màu lam cổ rộng, đầu đội khăn Đông Pha. Còn một người thì nước da trắng như tuyết, nhan sắc phải nói là đẹp tuyệt trần. Đặc biệt là ánh mắt thật sự hút hồn người khác.

- Tỷ tỷ! Tại sao lại muốn tới đây hiến nghệ?

Người thanh niên áo lam hỏi nhỏ.

Đi bên cạnh y là một thanh niên ăn mặc theo kiểu văn sĩ nhưng y lại gọi người đó là tỷ tỷ.

- Tại không thể từ chối được. Hôm nay không chỉ có vạn người tới Tướng quốc tự mà điện Quan Âm cũng đã được hoàn thành. Phương trượng đại sư mời ta tới... Trước kia ta từng nợ người một chút ân tình nên không thể từ chối.

Người thanh niên áo lam cười nói:

- Thì ra là vậy. Nhưng phật duyên của tỷ tỷ rất sâu, tương lai chắc chắn có vận may lớn.

Vị văn sĩ cười nhưng không nói gì.

Dưới gầm trời này số phận lớn nhất đã rơi xuống người ngươi.

Chút số phận của chúng ta làm sao so sánh được với ngươi?" Trong ánh mắt hâm một của người thanh niên áo lam còn có một chút ghen tị. Có điều người thanh niên áo lam vẫn hứng trí bừng bừng nhìn xung quanh.

- Bên kia đông người thật.

- A? - Văn sĩ ngẩn người:

- Đó chẳng phải là điện Lưu Ly hay sao?

- Tỷ tỷ nghe kìa...tiếng đàn hay quá. A? Đây là khúc gì mà sao đệ chưa bao giờ được nghe?

Tiếng đàn kê cầm lại thay đổi âm thanh lưu chuyển ở cung bậc cao.

Sự chuyển đổi của nó lại sinh ra một thứ tiết tấu mới. Trong nhu có cương khiến cho người nghe nảy sinh rất nhiều cảm xúc.

Ngọc Doãn quên tất cả, đưa toàn bộ buồn phiền và đau thương vào trong tiếng đàn.

Năm đó khi hắn tập Nhị Tuyền Ánh Nguyệt, cha hắn từng nói rằng khi Hoa Ngạn Quân diễn tấu khúc nhạc này có kỹ thuật rất cao. Những tiếng đàn dứt khoát cao thấp tạo ra âm thanh mạnh mẽ. Chỉ thấy Ngọc Doãn nhắm mắt lại, hai tay phối hợp với nhau tạo ra những âm thanh khỏe mạnh. Tay trái của hắn lướt thẳng cực nhanh tay phải bấm xuống khiến cho âm thanh ngừng ngắt rõ ràng, thể hiện một tính cách cương nghị.

Những người đứng quanh nghe liên tục thốt lên những tiếng thán phục.

Mà vị văn sĩ đi tới bên cạnh lại càng kích động, hai má ửng hồng và liên tục gật đầu.

- Đàn hay. Đàn hay lắm.

Cửu ca và Triệu Lục nghe biết nghe. Tuy nhiên từ tiếng đàn vẫn có thể cảm nhận được sự cương nghị.

Phu...quan nhân bác học đa tài, nếu đã nói thì chắc chắn là hay... Quan trọng hơn là, quan nhân dường như quên mất chuyện của mình. Điều này đối với Cửu ca mà nói là cũng là tiết kiệm được một chút thời gian.

- Nhị ca! Bên kia có người chơi đàn.

- Thì sao?

- Huynh nói tiểu Ất ca có thể ở đó không?

Chu Lương nghe thấy vậy thì nở nụ cười:

- Tam ca nói đùa! Tiểu Ất ca hứng thú với những chuyện như vậy từ bao giờ?

Chu Lương nói vậy cũng là điều bình thường.

Trước kia Ngọc Doãn chỉ thích đánh nhau, nếu không đấu với người khác thì luyện quyền cước. Nếu là chuyện đánh quyền, làm xiếc thì hắn còn có hứng thú. Nhưng những chuyện nho nhã như thế này thì chưa bao giờ hắn để ý.

Nói cách khác, Ngọc Doãn không phải là một kẻ nho nhã.

Nhưng Yến Nô lại nhíu mày, đột nhiên lên tiếng:

- Nhị ca! Tam ca! Hay là chúng ta cứ tới đó tìm xem.

Nàng còn nhớ mang máng, ngày đó khi Quách Kinh tới tìm, có một Thái học sinh đứng ra bảo đảm cho Ngọc Doãn. Nhưng sao đó vị Thái học sinh đó cũng không hề xuất hiện vì vậy mà mọi người quên mất.

Nhưng Yến Nô lai nhớ rõ, ngày đó khi vị Thái học sinh đi rồi, nàng có hỏi Ngọc Doãn tại sao người đó lại giúp?

Khi đó, Ngọc Doãn trả lời:

- Vì người đó thấy ta có chút nho nhã.

Lúc đó, Yến Nô chỉ cười nhạt.

Có điều chuyện này khiến cho nàng nhớ rất kỹ. Mặc dù Thạch Tam chỉ nói một cách vô tình, nhưng Yến Nô lại nghe thấy có lý.

Nói không chừng tiểu Ất đang ở bên đó.

Đại Tướng Quốc tự thật sự quá rộng, hơn nữa l có một cái đại hội như vậy mà muốn tìm trong biển người thì chẳng khác nào tìm kim dưới đáy biển. Yến Nô lo lắng vì nàng nghe Thạch Tam nói Ngọc Doãn uống rất nhiều rượu.

Thường ngày, Ngọc Doãn không hề uống rượu.

Nay hắn say, nếu gây ra chuyện gì thì thực sự là rắc rối.

Nói không chừng hắn thực sự tao nhã thì sao?

Trong lòng Yến Nô có chút mong đợi.

Nếu Yến Nô đã nói thế thì Chu Lương và Thạch Tam sẽ không phản đối. Thật ra hai người họ rất muốn tới xem... Dù sao thì mục đích của họ tới đây cũng là để xem Phong Nghi nô hiến nghệ. Chuyện của Ngọc Doãn xảy ra bất ngờ nên hai người cũng không tiện mở miệng.

Mà nay Yến Nô chủ động nói tới đó khiến cho hai người liền gật đầu ngay lập tức.

Cả ba người lập tức bước đi. Chu Lương và Thạch Tam đi trước mở đường còn Yến Nô thì đi theo sau, chen qua đám đông lên phía trước.

Từ xa nhìn lại thì chỉ thấy đám đông quây thành một vòng tròn.

Những tiếng đàn thể hiện một sự đau thương và cương nghị khiến cho ba người Yến Nô cũng phải dừng chân.

Mặc dù cả ba người không phải là kẻ tao nhã nhưng cũng có thể nghe được tiếng đàn rất hay.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.