Mãi cho đến khi nghỉ hè, tâm tình của Mạnh Tĩnh Nghiên mới vui. Nếu mẹ đã quyết tâm làm chuyện gì đó, tuyệt đối sẽ mạnh mẽ không ai dám cản lại. Mỗi ngày đều đi ra cửa từ sớm, bận đến khi ăn cơm chiều mới mệt mỏi quay về nhà, nhiệm vụ đưa cô đi nhà trẻ đều rơi hết trên đầu của ba Mạnh.
Chuyện đưa con gái đi học, và chuyện làm cơm đều do một tay ba Mạnh lo hết, nhà họ Mạnh nhìn vào có vẻ như nam lo chuyện bên trong nữ lo chuyện bên ngoài, nên Mạnh Tĩnh Nghiên thấy mấy ngày nay sắc mặt của ba có chút đen. Mẹ cô khi có chuyện không thể đưa ra quyết định mới tới hỏi ý kiến của ba Mạnh, ông cũng sẽ tận tình đưa ra ý kiến. Hoặc là muốn ông giúp chuyện gì, ông cũng đều làm trước để làm mẫu.
Khi đó đã không còn lưu hành chuyện nam phải làm chủ gia đình nữa, nhưng ba Mạnh cảm thấy bản thân ông đã không còn mạnh mẽ được như xưa. Trong lòng có chút mất hứng vì hình tượng người chủ gia đình của ông, nhưng hiếm khi nào thấy vợ có hứng thú để làm chuyện gì đó, ông cần phải ủng hộ hết mình.
Mạnh Tĩnh Nghiên rất hâm mộ ba và mẹ, hôn nhân là gì, chính là hai người tay trong tay, bao dung lẫn nhau đi qua cuộc đời này. Mặc dù điều kiện nhà họ Mạnh có chút bình thường, cuộc sống giản dị không hoa mĩ, chuyện bàn luận trên bàn cơm mỗi ngày không thể thoát khỏi chuyện dầu củi gạo muối, nhưng đây mới chính là cuộc sống!
Không giống như Lục Hoằng Văn…
Đàn ông có tiền thì bắt đầu có thói hư tật xấu, sau đó cô vốn luôn muốn làm con thỏ trắng nhỏ, sinh một đứa bé sống đạo đức cả đời nhưng cũng không được. Tình yêu là cái gì, cô cũng chẳng hy vọng xa vời. Yêu càng nhiều, thì tổn thương sẽ càng đau.
Thời gian hơn một tháng, nhà trẻ đã có kiểu dáng mới. Mạnh Tĩnh Nghiên được nghỉ nên không cần phải đi học mỗi ngày, mà cô ở nhà sống chết muốn đi theo mẹ ra ngoài làm việc mới được. Mẹ Mạnh không chịu được sự làm nũng của con gái nên đầu hàng, từ đó về sau bà luôn có một cái đuôi nhỏ bám theo.
Khi nhà trẻ được trang hoàng xong, công nhiên cũng đã bị con bé nhỏ đó làm phiền chết đi được. Lúc đầu nhìn thấy thì dễ thương, miệng thì cứ ngọt ngào kêu cô chú không ngừng. Nhưng càng về sau thì mới phát hiện cô chính là một tiểu quỷ quậy phá, cứ thích cầm cái bàn chải quẹt sơn rồi vẽ lên tường, các vách tường ở chỗ làm đã bị cô giày vò làm hỏng hết. Bọn họ muốn sơn để che lại, nhưng bà chủ là mẹ Mạnh lại không cho.
Mỗi lần Lolita muốn làm chuyện xấu, bà đều không có tức giận hay nổi đóa. Mới đầu Mạnh Tĩnh Nghiên còn kiêng dè mẹ, nhưng sau đó thấy mẹ không có nói gì, lá gan cô đã muốn bay lên trời, nghĩ muốn làm gì thì liền làm cái đó. Mẹ Mạnh cũng không quá quan tâm, cứ ở bên cạnh cười tít mắt nhìn mà thôi.
Rất khác những bậc cha mẹ khác, đối với các bậc cha mẹ có con cái như vậy, thì họ đã sớm nổi cáu trách mắng, nhưng mẹ Mạnh lại cứ thích có con gái như vậy. Có cá tính, có lối suy nghĩ linh hoạt, sau này sẽ trở thành đứa nhỏ có nhiều lựa chọn phát triển. Người khác nhìn con gái thì thấy nó quậy phá, nhưng bà cảm thấy những nét vẽ nguệch ngoạc của con gái lại làm cho nhà trẻ tràn đầy ấm áp và có sức sống, mấy đứa nhỏ chắc chắn sẽ thích đến nơi như thế này, mà không phải là nơi bao quanh bằng bốn bức tường trắng rất trang nghiêm.
Bà có suy nghĩ con gái rất có thiên phú đối với phương diện này, có phải nên để con gái phát triển theo hướng hội họa hay không? Chờ con gái lớn hơn chút nữa, nhà trẻ có lợi nhuận thì sẽ đưa con gái đi tới cung thiếu niên để được đào tạo tốt hơn. Nếu như không phải tiền tiết kiệm ở trong nhà bỏ hết vào nhà trẻ này và trả nợ, bây giờ bọn họ nghĩ muốn đưa con gái đi học tập, mấy cái sở trường đó là phải được đào tạo từ nhỏ.
Tính cách như vậy rất thích hợp làm công việc trong ngành giáo dục, đối xử bình đẳng, dạy theo năng khiếu.
Thật ra ở kiếp trước khi còn đi học Mạnh Tĩnh Nghiên đã từng được học hội họa, hơn nữa về phương diện này cô cũng không giỏi lắm, những thứ cô vẽ so với chữ xinh đẹp còn cách một khoảng rất xa. Nhưng trình độ này của cô so với bạn cùng trang lứa có thể tính là nổi trội hơn. Tất nhiên bạn cùng trang lứa của cô ấy mà, chính là đám nhóc con bé củ cải tiểu đậu đinh đó!