Tiết học thêm Toán trôi qua một cách nhanh chóng và không có sự gì đặc biệt. Do Hầu Ca có đi học thêm ông giáo dạy Toán buổi tối kia nữa, thế nên, trình độ Toán học của nó có thể nói là nhất nhì trong lớp, cũng có thể gọi là “học trò cưng” của cô giáo. Cô giáo dậy Toán của nó là một cô giáo khá hiền từ, dạy giỏi với câu cửa miệng nhắc nhở học sinh “Hạ cái tôi của mình xuống!” Câu nói này hiển nhiên bọn học sinh lớp sáu không hiểu hết ý nghĩa, thế nhưng vì đó là câu cửa miệng của cô, lại cũng dễ thuộc, thế nên bọn học sinh trong lớp cũng suốt ngày đem ra đùa.
Một tiếng rưỡi trôi qua nhanh chóng, mười một giờ kém, lớp tan học, Hầu Ca cùng Mỹ Miêu đi bộ về nhà. Do buổi chiều mười hai giờ hơn đã lại có tiết, thế nên Mỹ Miêu chỉ đi cùng Hầu Ca đến chỗ giao hai con phố Lý Thường Kiệt – Bà Triệu rồi đã rẽ luôn đường Bà Triệu đi về nhà, còn Hầu Ca thì tiếp tục đi dọc đường Lý Thường Kiệt. Bữa trưa và buổi học chiều trôi qua quá chậm chạp đối với Hầu Ca khi suốt cả buổi học nó chỉ mong hết giờ, tan học, về nhà để còn đến Xứ Mộng, hỏi ông nội nó về sự chênh lệch thời gian bất thường nó vừa trải nghiệm. Thậm chí chiều hôm đó, lúc đi học về cùng chúng bạn, nó cũng hoàn toàn không nghe thậy bạn bè nó nói chuyện gì do toàn bộ tâm trí nó suy nghĩ về chuyện này.
Về đến nhà, Hầu Ca chỉ viện cớ với bà nội nó là nó mệt, rồi lăn ra ngủ, thẳng tiến tới Xứ Mộng. Khi nó tỉnh lại tại Xứ Mộng thì cơ thể của nó vẫn ở trong thạch động hôm trước. Bên ngoài động đã không còn bóng dáng Quy Lão hay tên tướng quân của Đông Hải kia. Hầu Ca nhanh chóng ra ngoài, tìm đường về điểm dừng chân của Đạo Quán. Thế nhưng, nó tìm quanh một hồi lâu mà vẫn không thấy ông nội nó đâu. Hầu Ca thở dài ngồi xuống cạnh một gốc cây. Nó đang tính ngồi tu luyện một lúc thì một bóng người bước tới trước mặt nó.
Do hơi ngược sáng, nên Hầu Ca không nhận ra người này là ai cho tới khi ông ta cất tiếng nói:
“Nhóc con, đi cùng lão một lúc được không? Lão dẫn nhóc đi gặp một người!”
Do hoàn toàn chỉ có hảo cảm với Quy Lão, lại cũng tò mò về thân phận của ông, nên Hầu Ca không chút do dự đồng ý. Nó nhanh chóng đứng lên, phủi bụi quần áo, rồi đi theo sát Quy Lão. Rẽ trái quẹo phải một hồi, Quy Lão dẫn Hầu Ca leo lên một lầu cao, tới trước cửa một căn phòng. Quy Lão gõ cửa, bẩm vào:
“Chủ nhân, đã dẫn thằng nhóc đến.”
Bên trong vọng lại ra một giọng nói khỏe khoắn:
“Cho thằng bé vào.”
Quy Lão mở cửa, ra dấu cho Hầu Ca vào, đoạn nhỏ giọng với Hầu Ca:
“Lão dặn này, nhóc. Người phía bên trong xét về vai vế cao hơn lão và ông nội nhóc một bậc. Nhóc liệu mà ứng xử sao cho phải.”
Hầu Ca nghe vậy thì thoáng giật mình, nghe giọng nói khỏe khoắn kia nó đoán chừng người trong phòng hẳn không già lắm. Thế nhưng nếu vai vế cao hơn ông nội nó và Quy Lão, hẳn là thân phận không đơn giản. Nghĩ vậy, Hầu Ca vội gật đầu cảm ơn Quy Lão, rồi bước vào phòng. Hầu Ca vừa bước vào, Quy Lão ở phía sau đã đóng cửa.
Hầu Ca bước tiếp vào phòng thì thấy giữa phòng còn một bàn nước, còn góc phải phòng, bên cửa sổ, một nam tử trung niên thân mặc một bộ áo xanh nước biển đang quay lưng về phía nó, nhìn ra ngoài cửa sổ. Nghe tiếng Hầu Ca bước vào, người này cũng không quay lại, chỉ nói:
“Cháu ngồi xuống đi.”
Hầu Ca theo bản năng, tiến tới bàn nước. Nhưng ngay khi nó khom người chuẩn bị ngồi xuống ghế thì chợt nhớ ra ba chuyện. Thứ nhất, người này theo như Quy Lão nói thì vai vế còn hơn ông và ông nội nó. Thứ hai, là hình như theo lễ giáo, nó là vai vế thấp, không được quyền ngồi khi người có vai vế cao hơn mình còn đang đứng. Thứ ba, là trong phim, thường khi có mấy cảnh tương tự, thì người vừa nói là đang thử người bước vào phòng, xem ứng xử có phải phép hay không. Nghĩ đến đây, Hầu Ca bỗng khựng lại, cẩn thận đưa ánh mắt nhìn tới phía người đàn ông ở bên cửa sổ.
Khóe miệng người này nhếch lên, hơi có một tia tiếu ý. Ông quay mặt đi, không cho Hầu Ca nhìn thấy tia tiếu ý này, đoạn nói tiếp:
“Xét theo lễ giáo thì đúng là có hơi thất lễ, thế nhưng ông cho cháu ngồi thì cháu cứ ngồi đi.”
Nghe được câu này, Hầu Ca lập tức không chút do dự, ngồi xuống. Tay phải nó theo bản năng lại với tới ấm chè trên bàn, nhưng nửa đường lại khựng lại. Tiếu ý trên miệng người đàn ông kia càng đậm. Cuối cùng ông quay lại, hiền từ cười với Hầu Ca:
“Tớ đang nghi ngờ, nhưng không chắc chắn lắm.”
“Là cái gì?” Hầu Ca hỏi dồn.
“Quỷ Cái. Theo tích của dân tộc Ba Na.”
Muốn biết nguy hiểm mà Lục Hồng gặp phải có đúng là Quỷ Cái hay không, cũng như Lạc Long Quân muốn nói với Hầu Ca chuyện gì, xin chờ chương sau sẽ rõ.
(*) Tên húy của Lạc Long Quân là Sùng Lãm (trong một số dị bản là Sùng Lâm).
Chương này mất hơi lâu để viết do ta suy nghĩ và sửa lại đoạn về Lạc Long Quân hơi nhiều. Nếu các đạo hữu để ý kỹ thì thần của Việt Nam mình gần gũi, thân thiện với nhân dân chứ không xa cách như thần thánh của rất nhiều quốc gia khác. Mà ta thì muốn làm rõ điểm này. Nhất là Lạc Long Quân lại còn là Tổ tiên của người Việt Nam mình theo như truyền thuyết. Thế nên ta muốn hình tượng của ông tôn nghiêm mà gần gũi, toát ra sự liên kết máu mủ. Nói chung, "một người cháu có thể nể sợ ông nội mình, nhưng đồng thời cũng sẽ luôn kính yêu ông."