Tử Mẫu Đồng Thi
Thuốc trong kẹo đã ngấm, tôi chỉ có thể lờ mờ nghe thấy, không thể nhúc nhích.
Hóa ra... ba đã bán mẹ.
Chẳng trách, một kẻ không lao động, chỉ lo bài bạc, rượu chè nhưng trong nhà lúc nào cũng có tiền tiêu.
Tiền ấy, chính là từ thân xác mẹ.
Và tôi hiểu ra chẳng bao lâu nữa, tôi cũng sẽ bước theo con đường đó.
Lúc tôi tỉnh hẳn mẹ đã biến mất.
Ba thì thản nhiên, dửng dưng:
“Bả chạy rồi. Đừng tìm nữa.”
Nhưng sàn nhà phòng trong vẫn còn... vệt m.á.u chưa kịp khô.
Tôi như phát điên, chạy khắp nơi tìm mẹ.
Hôm đó trời mưa lớn.
Tôi lần theo vết bánh xe ba bánh in trên nền bùn, đuổi đến tận bờ sông.
Ở đó, tôi chỉ tìm thấy một chiếc giày đẫm máu… thuộc về mẹ.
Trưởng thôn trong lúc xô xát đã lỡ tay g.i.ế.c mẹ.
Sau đó, ông ta đưa cho ba tôi một khoản tiền lớn để bịt miệng.
Một khoản đủ để ông đi cưới vợ mới.
Còn tôi... Chỉ có lửa hận, cháy không lúc nào tắt.
Nhưng tôi có thể làm gì?
Tôi giấu sẵn thuốc chuột, thủ sẵn rìu sắc, sẵn sàng cùng c.h.ế.t nếu bị dồn đến đường cùng.
Nhưng tôi biết, đó chỉ là đòn liều mạng.
Là kế hèn nhất.
Tôi không chấp nhận kết thúc như thế.
Tôi… là đứa con gái thông minh như mẹ từng nói.
Mẹ tiếc nuối:
“Nếu con được sinh ra ở thành phố… chắc con sẽ giỏi lắm.”
Dù bị xích bằng dây sắt trong suốt nhiều năm, mẹ vẫn dạy tôi ghép vần, nguyên lý toán học, thơ ca văn học.
Có lần, khi mẹ bị đánh gãy chân, xương trắng lộ ra khỏi da, tôi không thể làm gì ngoài gào khóc trong tuyệt vọng.
Tôi nói:
“Mẹ ơi, hay là… con lấy ông Trần què ở làng bên đi, nghe nói ông ta có tiền… có khi sẽ giúp được mẹ…”
Mẹ tôi người luôn dịu dàng, nhẫn nhịn lần đầu tiên… nổi giận.
Bà vung tay tát mạnh tôi một cái.
Tai tôi ù lên.
Đầu óc choáng váng, chẳng hiểu mình đã nói sai điều gì.
Gương mặt mẹ méo mó vì phẫn nộ, đôi mắt đỏ ngầu:
“Con nhớ kỹ con không phải là Vương Chiêu Đệ ( chiêu đệ là có em trai), không phải đồ rẻ rúng, vô giá trị.”
“Con là Đoạn Cẩn, là viên ngọc quý mà mẹ đặt tên. ‘Cẩn’ trong ‘hoài cẩn ngọc vu’ nghĩa là trong lòng luôn giữ lấy ngọc, giữ lấy phẩm hạnh.”
Mẹ nghiến răng, ôm lấy tôi đến bật m.á.u vai:
“Dù có đói đến chết, cũng không được dùng thân thể để đổi lấy cứu rỗi.”
“Đó là lúc con người bắt đầu bị thuần hóa, bị biến thành súc vật.”
“Con là người, không phải món hàng. Con không có giá cả.”
“Nhớ lấy. Con không thuộc về nơi này.”
Ba ngày sau khi mẹ mất, ông ngoại đã tìm thấy tôi.
Chỉ chậm ba ngày.
Bảy mươi hai tiếng.
Bấy nhiêu thôi, cha con lỡ duyên vĩnh viễn không gặp lại.
Mười tám năm qua, ông ngoại chưa từng từ bỏ.
Từng trạm xe, từng ngôi làng, từng vùng núi, từng khu chợ… ông cầm ảnh mẹ tôi, đi khắp nơi tìm từng dấu vết nhỏ nhất.
Năm tháng trôi qua, ông ngoại tôi từ một giáo sư từng đầy khí phách, cũng dần trở thành một ông lão lưng còng, bước đi chậm chạp.
Nhưng khi ông cuối cùng cũng tìm thấy tôi, hai ông cháu chỉ biết ôm nhau, bật khóc đến nghẹn lời.
Tôi không vội rời đi.
Chỉ lặng lẽ đứng nhìn về phía con sông ấy.
Mấy hôm nay mưa lũ, nước sông cuộn trào như dã thú gào rống gợi lại từng cơn đau, từng tiếng khóc của mẹ trong đêm mưa năm đó.
Mẹ ơi… nỗi căm giận trong con, chưa từng phai nhạt.
Không phải một khắc.
Cũng không phải một đêm.
Mà là từng giây, từng phút, từng nhịp thở.
“Con sẽ trả lại từng nhát d.a.o mà họ đã đ.â.m vào mẹ. Dùng máu, dùng sợ hãi, dùng tội nghiệt, để đòi lại từng phần công bằng cho mẹ.”
Tôi đã thề:
Tất cả những ai từng làm mẹ tổn thương đều sẽ trả giá.
Ông ngoại tôi tinh thông phong tục dân gian, cổ pháp.
Sau đó, ông cùng người bạn cũ là bà đỡ âm và đạo sĩ Trương thật, dàn dựng nên vở kịch m.á.u me này.
Đám người đó ngu dốt, độc ác, tham lam và mê tín.
Thì tại sao không dùng chính lòng tham và sự ngu muội của họ để tự diệt nhau?
Từng tên một… c.h.ế.t dưới tay nhau, c.h.ế.t bởi quỷ thai mà chính họ nuôi lớn.
Nhưng Vương Đại Quý thì không được phép c.h.ế.t nhanh như vậy.
Hắn còn phải sống.
Sống để mỗi ngày đều bị hai con quỷ nhi hút máu.
Sống để nghe tiếng khóc oán hận, từng giọt từng giọt, mài mòn thần trí của mình.
Bởi vì hai con quỷ nhỏ đó đều cần cha.
Và hắn chính là cha của tụi nó.
Ông ta phải làm là phụng dưỡng hai con quỷ đó, đền lại từng giọt m.á.u của mẹ tôi.
Khi mọi chuyện lắng xuống, tôi rời khỏi thôn Vương Gia, ôm theo bộ quần áo duy nhất còn lại của mẹ.
Trước khi lên xe, tôi quay đầu nhìn con đường phía trước đầy bùn đất, gập ghềnh, khó đi.
Tôi nói với ông ngoại:
“Chuyến này, mình đi bộ thôi ông nhé.”
Và cứ thế, hai ông cháu một già một trẻ cùng nhau men theo con đường năm xưa mẹ bị bắt cóc đưa vào làng.
Từng bước.
Từng bước… mà đi ra.
Con đường này khó đi thật đấy.
Mỗi bước đều phải gồng hết sức lực.
Chân ngập bùn, đầu cúi thấp, gió ngược chiều, đôi mắt tôi cay xè, nhòe nước.
Nhưng đây là khoảnh khắc mà chúng tôi đã chờ suốt 18 năm.
Tôi quay đầu lại lần cuối.
Tầm nhìn lẫn trong nước mắt.
Phía sau đã không còn bóng dáng của ngôi làng.
Chỉ còn một cô gái nhỏ, đứng nơi xa xa.
Tóc tết bím.
Mặc áo trắng.
Đứng dưới nắng ban mai, rạng rỡ như một giấc mơ.
Mẹ tôi… ở độ tuổi 18 đẹp nhất cuộc đời, vẫy tay chào tôi thật tươi.
“Đoạn Cẩn, chào con nhé!”
__Hết__
Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.