Tường Hoa Năm Ấy

Chương 19



“Người mà chúng tôi sắp giới thiệu hôm nay là họa sĩ Kiều Việt Ninh, một họa sĩ người Trung Quốc đã sống ở Paris nhiều năm. Đây là người đã thành công với biệt danh

[Người theo đuổi giấc mơ]”

“Vi Vi, anh đi đây.”

Thời Thịnh thay quần áo ra khỏi phòng, đi ngang qua phòng khách, anh ngó qua chương trình TV.

"Dạo này em có vẻ rất chú ý đến người này nhỉ?”

"À, cô ấy là... một họa sĩ nổi tiếng gần đây." Tôi nép mình vào chiếc ghế sofa và nói qua lọa.

Thời Thịnh cũng không để ý nhiều, trước khi ra ngoài anh còn xoa đầu tôi: “Buổi tối anh có tiệc xã giao, sẽ về muộn một chút. Nếu em buồn ngủ thì cứ đi ngủ trước nhé, đừng đợi anh.”

"Vâng”

Chương trình đã quay cách đây một năm tiếp tục được phát trên màn hình TV, lúc này máy quay tập trung vào cuộc phỏng vấn một nghệ sĩ trong một cuộc triển lãm nghệ thuật nào đó.

"Trên con đường nghệ thuật, cô đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn. Xin hỏi điều gì đã giúp cô vượt qua những giai đoạn đó?"

Kiều Việt Ninh xuất hiện ở giữa màn hình.

"Trước đây là quá cố chấp theo đuổi lý tưởng, nếu không có anh trai tôi, tôi đã không thể đứng đây ngày hôm nay.”

Kiều Việt Ninh thuê một xưởng vẽ trong thành phố này trong một thời gian ngắn, sau khi quen thuộc, thỉnh thoảng tôi sẽ mang dụng cụ vẽ của mình đến đó để giết thời gian.

Cô ấy thường nói rằng nếu ba tôi biết rằng tôi được nhận vào Học viện Mỹ thuật, ông ấy sẽ rất vui.

“Ông ấy luôn muốn con học vẽ.” Tôi ngồi trước bảng vẽ và vắt sơn lên bảng màu.

“Anh ấy luôn cho rằng con giống anh ấy nhất.” Kiều Việt Ninh pha một tách trà, đứng sang một bên nhìn tôi bôi bôi vẽ vẽ.

"Con chỉ mới bắt đầu học vẽ từ cấp hai ba thật sao? Con quả nhiên là thiên phú.”

“Thật ra, hồi cấp hai con cũng có luyện vẽ tranh hai năm.” Tay cầm bút của tôi dừng lại, “Cô có biết một người tên là Thư Duyệt không?”

Cô nghiêm túc suy nghĩ: "Chưa nghe nói qua bao giờ, là ai vậy?"

Hình ảnh cây đại thụ đầy giấy rung rinh dưới ánh chiều tà thoáng hiện lên trong tâm trí tôi.

"Con chỉ hỏi thử thôi ạ."

“Này, nói chuyện mà lấp lửng không đầu đuôi vậy.”

Kiều Việt Ninh oán trách, lại không tiếp tục hỏi:

“Giống ba con thật đấy.”

Tôi thường nghĩ đến những nét chữ trên lá bùa đỏ, tuy không thể chắc chắn 100% là do ba tôi để lại nhưng nó làm tôi nhớ lại một số chuyện trong quá khứ.

Tôi vẫn không thể ngủ ngon và tôi thường xuyên nằm mơ. Mơ thấy ba mẹ cãi nhau kịch liệt, mơ thấy em trai tôi đang co ro trong một góc mà khóc, mơ thấy ông ngoại tôi ở trong phòng bệnh ngày họ ly hôn mà thở dài, mơ thấy ba tôi trước khi đi để lại một dãy số điện thoại và một cái tên là "Thư Duyệt" trong lòng bàn tay tôi.

"Đây là bạn của ba, nếu con thích vẽ, cô ấy có thể dạy con."

“Cuộc đời này ba không làm được gì nhiều cho con nên con đừng sống như ba nhé”.

Thư Duyệt sống trong một con hẻm yên tĩnh ở trung tâm thành phố, một ngôi nhà kiểu cũ được sửa sang lại với một khoảng sân nhỏ. Cô ấy thích mặc váy dài và hầu hết thời gian cô ấy đi bộ một mình. Tôi là học sinh duy nhất của cô.

Khi chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên, tôi lo lắng lấy từ trong cặp sách ra một phong bì, trong đó có học phí cho lớp dạy kèm dịp lễ mà mẹ tôi bảo tôi đăng ký và số tiền lì xì tôi đã dành dụm được.

Tôi nói với cô ấy rằng ba tôi không có nhiều tiền, vì vậy tôi sẽ tìm cách tự trang trải chi phí học vẽ.

Cô Thư Duyệt lại nhẹ nhàng nói không cần, là cô nợ ba tôi một ân tình nên vừa hay lại có thể giúp tôi.

Cô ấy không nói nhiều, thậm chí còn không dễ gần nhưng cô ấy rất nghiêm túc trong việc giảng dạy.

Sau này, Lão Lương còn khen rằng người đầu tiên dạy tôi vẽ có kỹ thuật rất tốt, tôi đã có một nền tảng vô cùng chắc.

Trong sân nhỏ của nhà cô Thư Duyệt có một cây đại thụ, nó không biết từ đâu mà cấy vào, sinh trưởng nhìn có vẻ không được tốt lắm. Người hàng xóm biết xem hoa cũng đến xem, nói rằng cái cây không thích hợp với khí hậu ở Nam Thành này

“Sao cô không thử trồng những cây khác” người hàng xóm gợi ý.

Cô lắc đầu, "Chỉ cần như vậy thôi"

Lần cuối cùng tôi đến nhà cô học, cô đang ngồi trên chiếc ghế đan bằng liễu gai, liếc nhìn tay tôi và yêu cầu tôi đưa tay ra.

“Là ai đánh, mẹ của em sao?” Cô nhìn vết sẹo trên tay, ánh mắt hơi dao động, “Vì sao?”

Tôi rút tay lại, nói nhỏ: “Em không đến lớp phụ đạo, nhưng bà ấy đã phát hiện ra.”

"Vậy mà em còn dám tới đây?”

“Không phải lần đầu tiên em bị đánh, không sao ạ.”

Tôi giật giật khóe miệng, giả vờ thờ ơ, “Bà ấy không…”

Khi men biết tôi đã lén chạy ra ngoài để học hội họa... có thể sau này tôi không đến đây được nữa rồi.

Cô Thư Duyệt từ trên ghế mây đứng lên, váy đung đưa đi vào hướng phòng bếp bên trong.

"Hôm nay không cần học, để cô làm cho em một tô mì."

Bàn ghế được kê trong khoảng sân nhỏ, chúng tôi ngồi dưới gốc cây khô héo của cô, lặng lẽ ăn mì.

“Cô sắp dọn đi rồi.” Cô gắp một đũa mì, nói: “Cô đã ở Nam Thành đã hai năm, thật sự không quen được.”

“Cô Thư, cô định đi đâu vậy ạ?” Tôi vừa húp bát mì vừa tò mò hỏi.

“Cô còn chưa nghĩ tới, đi đâu thì đi.” Thư Duyệt lắc đầu, ngữ khí bình thản, “Ăn nhiều một chút, theo phong tục quê hương cô, trước khi đi xa phải ăn một bát mì, ý nói đoạn đường phía trước sẽ thuận lợi hơn.”

Tôi nói "Ồ" và tiếp tục ăn mì của mình.

Tô mì của cô Thư làm rất đơn giản, có nước súp tương, hai loại rau xanh non và một quả trứng rán, ăn không ngon lắm, đã nhiều năm rồi tôi cũng không nhớ rõ mùi vị, nhưng tôi vẫn nhớ buổi chiều hôm đó lá cây xào xạc gió thổi đầy sân.

Trong gió, cô Thư Duyệt lại nói điều gì đó.

"Kiều Vi, đừng từ bỏ vẽ tranh, con đường này rất thích hợp với em."

“Sau này em hãy học cách đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho bản thân, đừng như ba của em nhé”.

….

"Vi Vi?"

Tôi mở đôi mắt ướt át, căn phòng tối om, ngọn đèn bàn soi rõ khuôn mặt lo lắng của Thời Thịnh.

“Em lại mơ thấy gì à?” Anh đưa tay lau đi giọt nước mắt trên má tôi.

Sau vài giây bàng hoàng, tôi bất ngờ ôm chầm lấy anh và khóc thảm thiết.

Thời Thịnh vỗ nhẹ vào lưng tôi, một lúc sau mới nhẹ nhàng nói: "Có thời gian thì chúng ta ra ngoài đi dạo nhé? Sắp được nghỉ dài ngày rồi, anh sẽ dành hết mấy ngày này để ở bên em.”

“Được.” Tôi ôm anh chặt hơn.

Chúng tôi quyết định đi du lịch. Tôi còn nhớ ngày hôm đó rất đẹp, nắng vàng mây trắng. Bên trong xe có tiếng nhạc vui tai, tôi cảm thấy đặc biệt vui vẻ, nhìn đâu cũng thấy cỏ cây soi bóng.

Chúng tôi đi nghỉ trên núi, mặt trời khiến tôi cảm thấy lười biếng suốt quãng đường đi. Ánh nắng êm dịu đến nỗi tôi đã ngủ thiếp đi một cách êm ái.

Lại mở mắt ra, xe vẫn còn ở trên đường cao tốc nhưng ở hai bên đường đã bắt đầu có thể thấy núi non, hẳn là sắp đến nơi rồi.

Vẫn còn buồn ngủ, tôi định cuộn mình ngủ thêm chút nữa, nhưng vừa nhắm mắt lại, tiếng nhạc đột ngột dừng lại, sau đó loa Bluetooth của ô tô vang lên tiếng chuông điện thoại.

“Mẹ, con đang lái xe, lát nữa con gọi lại cho mẹ nhé.” Thời Thịnh lên tiếng trước, giảm âm lượng xuống, giống như đang vội vàng cúp máy.

"Lái xe thì liên quan gì, con đâu có cần cầm điện thoại để trả lời!”

“Mẹ đã hẹn thời gian ăn tối cùng Lục gia, mai mốt sẽ gửi địa chỉ chính xác cho con, con nhớ để tâm một chút.”

“Không phải con đã nói với mẹ là ngày mốt con không rảnh sao?”

“Ba con và chú Lục chỉ có thể rảnh mỗi hôm đó thôi, hơn nữa con bé Lục Dao Dao cũng vừa vặn trở về nước, hai đứa từ nhỏ đã chơi với nhau, cũng nên gặp mặt hỏi thăm một chút.”

“Con biết ý của mọi người là gì.” Thời Thịnh thở dài, “Đối với con ăn cơm chỉ đơn thuần là ăn cơm mà thôi.”

“Cũng chưa biết được đâu đó con trai, con bé Lục Dao Dao bây giờ đã trở thành một cô gái xinh đẹp, tài giỏi”, mẹ Thời vừa cười nói.

“Tại sao con cứ phải thì thầm thế? Có người khác trong xe à?"

“Dạ.” Thời Thịnh dừng một chút, “Có bạn gái con ở đây.”

Đầu bên kia điện thoại im lặng một lúc, trước khi cúp máy, chỉ nói: “Ngày mốt đừng đến muộn.”

“Vi Vi?” Thời Thịnh ngập ngừng gọi mấy lần, tôi đều giả bộ nhắm mắt không đáp, nghe anh thở dài nhẹ nhõm một hơi.

Xe rời khỏi đường cao tốc, bắt đầu rẽ vào đường núi quanh co, khó đi. Mặt trời vẫn còn đó, nhưng hơi ấm thì không còn nữa.

Khi màn đêm buông xuống, những ngọn núi hùng vĩ cũng dần chìm vào im lặng. Tôi cuộn tròn trên chiếc ghế sofa trong phòng khách sạn, ánh mắt trống rỗng phản chiếu hình ảnh đang chiếu trên TV.

Thời Thịnh dựa lưng vào tường, sắc mặt âm trầm:

"Em làm sao vậy?"

"Có chuyện gì sao?" Tôi trả lời khô khốc.

"Từ khi vào em phòng liền nằm cuộn tròn trên ghế bất động, không ăn không uống, cũng không nói năng gì. Không phải buổi sáng còn rất ổn sao,sao đột nhiên lại biến thành như vậy?"

“Em vẫn luôn như vậy đó”

“Em không phải!” Anh bỏ lại câu nói này rồi đẩy cửa bước ra ngoài. Thời Thịnh thực sự tức giận rồi.

Tôi quay lưng khỏi nguồn sáng phát ra từ TV và vùi mặt vào góc tối của chiếc ghế sofa. Tác dụng của thuốc khiến tôi cảm thấy rất ổn định, không lo lắng hay buồn bã, nhưng tôi thậm chí không thể cảm thấy một chút hạnh phúc nào.

TV ồn ào, từ các chương trình giải trí đến những bộ phim truyền hình ngớ ngẩn, thời gian trôi qua với tốc độ rất chậm. Trong mơ hồ, tiếng động phía sau đột ngột dừng lại, sau đó tôi được ai đó nhấc bổng khỏi ghế sô pha.

Với mùi cam chanh và bạc hà quen thuộc, tôi vô thức ôm lấy cổ anh, trái tim tê tái dần sống lại, đau nhói.

"Xin lỗi."

Thời Thịnh ôm tôi vào lòng: “Kiều Vi, ở bên anh, em vĩnh viễn không cần phải xin lỗi.”

Những ngày tiếp đó, bầu không khí có chút gượng gạo. Tôi và cả Thời Thịnh đều trở nên cẩn trọng hơn với lời nói của mình. Phần tôi, tôi cố gắng hết sức để che giấu khuyết điểm của mình.

Khi chúng tôi quay về nhà thì trời cũng đã gần tối, tôi lấy điện thoại ra chuẩn bị gọi đồ ăn bên ngoài, đang định hỏi Thời Thịnh ăn gì thì quay lại đã thấy đang anh chuẩn bị ra ngoài.

“Suýt nữa em quên mất là tối nay anh phải ra ngoài.” Tôi cười nói.

Ánh mắt của anh khẽ tối lại: "Ừm ba mẹ anh... đến thăm anh."

“Anh mau đi đi, đừng để mọi người chờ.” Tôi ngáp một cái, đẩy cửa phòng ngủ ra

“Em thấy hơi mệt, chắc em sẽ ngủ một chút.”

Thời Thịnh đã không nói với tôi về bữa tiệc tối nay, điều đó cũng dễ hiểu thôi.

Rốt cuộc thì bây giờ đối mặt tôi, lời của anh ấy có bao nhiêu là thật?

Sắc trời mỗi lúc một tối, trong phòng ngủ không bật đèn, tôi nằm ở trên giường, ngơ ngác nhìn trần nhà.

Thanh mai trúc mã, xứng đôi vừa lứa...... nếu đặt ở trong tiểu thuyết, có lẽ không có bao nhiêu phần thắng đâu nhưng một khi xuất hiện ở đời thường, thành chuyện chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Tôi thì sao, tôi có nên làm gì đó trước khi cơn bão này ập đến không?

Lời đề nghị của Kiều Việt Ninh hôm đó gieo vào lòng tôi như một hạt giống nhỏ, không nhanh không chậm nó lại đang dần bén rễ rồi. 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.