Từ thành phố Sùng đến huyện W mất gần năm giờ lái xe. Ra khỏi thành phố đi vào đường cao tốc của huyện, dọc bên đường hai hàng cây phủ sương khói bàng bạc như Bành Hồ quanh năm đầy gió, yên lặng trống trải không một tiếng người.
(*Bành Hồ là một quần đảo nằm ở phía Tây đảo Đài Loan thuộc eo biển Đài Loan có gió lớn quanh năm.)
Thời điểm Tôm khô nhỏ được bốn tuổi, Tô Nam cuối cùng cũng đã thực hiện được chuyến đi đến huyện W, nơi ngày trước lỡ hẹn đi khảo sát cùng Trần Tri Ngộ.
Mấy năm qua đi, non nước vẫn hữu tình như bức tranh thủy mặc nghiêng mình nằm lặng lẽ, nhưng ngành công nghiệp du lịch vẫn không mấy khởi sắc.
Trần Tri Ngộ không dừng ở huyện W mà cho xe chạy thẳng đến homestay ở thị trấn Thanh Hồ. Homestay này do một thanh niên tuổi còn rất trẻ người địa phương làm chủ, kinh doanh rất tốt, đặc biệt là vào mùa hè, muốn lấy được phòng phải đặt chỗ hẹn trước hơn cả tháng.
Xe dừng trước cửa homestay, Tô Nam bế Tôm khô nhỏ ra khỏi ghế an toàn để bé con đứng xuống đất.
Tôm khô nhỏ rất tự giác nắm lấy ngón tay Tô Nam, giương mắt nhìn xung quanh, bỗng háo hức reo lên: “Mẹ ơi, hoa sen!”
Tô Nam ngồi xổm xuống, lấy kem chống nắng trong túi xách ra bôi lên mặt Tôm khô nhỏ: “Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt…”*
Hai cái má bánh bao của tôm khô nhỏ bị mẹ xoa tới xoa lui, môi bé xíu chu ra, túm lấy ống tay áo Tô Nam, nheo nheo mắt: “Nắng chiếu màu sen thẫm lạ lùng!”
(*Câu này trích trong bài ‘Hiểu xuất Tĩnh Từ tự tống Lâm Tử Phương’ – ‘Buổi sớm ra chùa Tĩnh Từ tiễn Lâm Tử Phương’ của Dương Vạn Lý
‘Tất cánh Tây Hồ lục nguyệt trung,
Phong quang bất dữ tứ thì đồng.
Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích,
Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng’
Dịch thơ:
‘Bát ngát Hồ Tây cảnh hạ trông
Mùa sen khác với mọi mùa không
Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt
Nắng chiếu màu hoa thẫm lạ lùng’ – bản dịch của Tùng Văn.)
Bôi mặt xong bôi tới cánh tay: “Lá sen mới nhú như sừng nhọn…”
Tôm khô: “Có chú chuồn chuồn đến đậu chơi!”*
(*Câu này trích trong bài ‘Tiểu trì’ – ‘Ao nhỏ’ của Dương Vạn Lý
‘Tuyền nhãn vô thanh tích tế lưu,
Thụ âm chiếu thuỷ ái tình nhu.
Tiểu hà tài lộ tiêm tiêm giác,
Tảo hữu tinh đình lập thượng đầu.’
Dịch thơ:
‘Nước lạnh dường đang tiếc gợn trôi
Hàng cây êm tạnh bóng im soi
Lá sen mới nhú như sừng nhọn
Có chú chuồn chuồn đến đậu chơi’ – Bản dịch của Vũ Minh Tân.)
“Ngoan.” Tô Nam dịu dàng hôn lên khuôn mặt bầu bĩnh của con.
Tôm khô nhỏ được mẹ giải phóng, men theo bờ của hồ sen bát ngát chạy tung tăng về hướng cửa lớn.
“Chạy chậm thôi con! Coi chừng ngã!”
Tôm khô nhỏ bước qua bậc cấp, đi vào khoảnh sân lót đá cuội của homestay, nhìn thấy hoa hồng leo bò đầy trên bờ tường, nhẹ nhàng bước qua chạm chạm vào cánh hoa.
“Bạn nhỏ, con tìm ai?” Từ trong nhà một thanh niên trẻ tuổi đi ra.
Tôm khô nhỏ chỉ ngón tay vào hoa: “Nhà con cũng có.”
Chàng trai trẻ nhìn cô bé, cứ cảm thấy trông khá quen mắt, bèn ngồi xổm xuống kiên nhẫn hỏi bé con: “Nhà con ở đâu nào?”
Tôm khô nhỏ lắc đầu: “Con không nói cho chú biết đâu.”
“Ba mẹ con đâu rồi?”
“Hai người chậm rì rì.”
Chậm rì rì Trần Tri Ngộ và Tô Nam, đã kéo hành lý đi tới: “Tôm khô nhỏ…”
Chàng trai trẻ nghe thấy âm thanh bèn quay đầu lại, ngạc nhiên reo: “Thầy Trần!”
Trần Tri Ngộ khẽ gật đầu, lên tiếng chào hỏi cậu ta.
Chàng trai trẻ đứng dậy, đưa tay bắt tay Trần Tri Ngộ: “Lâu rồi không gặp, phòng ốc đã chuẩn bị sẵn sàng, thầy vào ở trước ạ?”
“Làm phiền rồi.”
“Thầy khách sáo quá.” Chàng trai trẻ đưa ba người vào trong.
Tôm khô nhỏ túm lấy ống tay áo của ba ba, vô cùng tò mò, vừa đi cái đầu bé xíu vừa xoay tới xoay lui ngó nghiêng.
Giá đất rẻ, thêm vào đó Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch, homestay này lấy được một khu đất bạt ngàn với giá rất hời. Thiết kế cũng vô cùng mạnh tay hào phóng, một tòa nhà độc lập tách rời, ba mặt xung quanh là những ngôi nhà gỗ và tre được xây dựng theo phong cách ‘trứng’, ‘hang động’. ‘Trứng’ là những ngôi nhà có hình dáng bên ngoài giống một quả trứng, nội thất bên trong trang trí theo chủ đề các câu chuyện cổ tích; còn ‘Hang động’ được mô phỏng theo chỗ ở của tộc người lùn Hobbit trong series ‘Chúa tể của những chiếc nhẫn’, nội thất bên trong đi theo phong cách đậm chấm phiêu diêu giả tưởng kỳ ảo huyền bí. Mùa hè đến, các bậc cha mẹ thường đưa con cái đến đây nghỉ hè.
Ba người nhà Tô Nam ở trong một ngôi nhà gỗ phía nam, cách những ngôi nhà khác khá xa, hết sức thanh tịnh. Phía sau có một hồ bơi nhỏ, Tôm khô nhỏ nhìn thấy lập tức đi lục hành lý tìm áo tắm.
Trần Tri Ngộ ngồi xổm xuống ngăn bé con lại: “Cục cưng của ba không ăn cơm sao?”
Tôm khô nhỏ quàng cánh tay bé xíu lên vai anh: “Con bơi bơi đói bụng, ăn cơm sẽ ngon!”
“Con hỏi mẹ xem mẹ có cho phép không.”
Tô Nam đang soạn đồ dùng tắm rửa trong va ly ra: “Thầy Trần, anh đừng có đẩy em ra làm người xấu.”
Tôm khô nhỏ cười khanh khách, học theo Tô Nam: “Thầy Trần.”
Cơm trưa ăn tại nhà hàng của homestay, hương vị núi rừng, thanh đạm ngon miệng.
Tôm khô nhỏ đặc biệt thích món bánh dùng một loại rau dại chiên giòn tan chấm với nước sốt, ăn đến cái bụng nhỏ căng phồng. Mất hết nửa giờ nghỉ ngơi cho tiêu hóa bớt, lúc trở về phòng cũng quên luôn chuyện bơi lội, mắp díp lại nằm cong mông trên sofa ngủ thiếp đi.
Trần Tri Ngộ bế bé con lên lầu hai, đặt xuống giường, cởi giày ra rồi đắp chăn mỏng lên.
Đi xuống lầu, Tô Nam cũng buồn ngủ đang làm tổ trên sofa. Buổi sáng thức dậy từ sớm tinh mơ, thêm cả chặng đường dài ngồi xe. Lúc này chỉ muốn chợp mắt một lúc, cô hé mở mắt: “Thầy Trần…”
“Anh bế lên giường ngủ nhé.”
“Em nhắm mắt một lát là được rồi.” Vừa nói vừa ngã người xuống, gối lên đùi Trần Tri Ngộ.
Rèm cửa hai lớp, bên ngoài lớp vải lanh dày cản sáng là lớp voan trắng mỏng, lớp vải thô đã được kéo mở rộng, ánh nắng vàng dịu nhẹ phảng phất hương gió trong lành xuyên qua lớp rèm voan vào trong phòng.
“Lần trước ngón chân em bị thương không đi cùng anh được, có phải một mình anh cảm thấy trống trải mất mát lắm không.”
Trần Tri Ngộ nhướn chân mày: “Trống trải, mất mát cái gì? Bàn chuyện hợp tác, người ta còn nhét thẳng phụ nữ vào phòng anh.”
Tô Nam thiếu điều nhảy dựng lên: “Còn có chuyện này ư!?”
“Ai bảo em không đi cùng, có em bọn họ dám làm như thế sao.”
Tô Nam cười hì hì: “Anh vẫn còn ghi thù hả?”
Trần Tri Ngộ khinh thường khẽ hừ một tiếng.
Đang nói chuyện, qua một hồi sau, không nghe thấy Tô Nam lên tiếng, cúi đầu nhìn, Tô Nam đã ngủ thiếp đi. Anh duỗi tay rút cái chăn mỏng trong hành lý bên cạnh đắp lên người cô, bàn tay nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc Tô Nam.
Không biết qua bao lâu, nghe thấy có tiếng gọi ‘ba ba’. Giật mình nhỏm đầu dậy, mới phát hiện mình cũng đã bất giác ngủ thiếp đi mất.
Vỗ nhẹ vai Tô Nam, đỡ đầu cô đặt xuống sofa, đứng dậy đi lên lầu hai xem Tôm khô nhỏ.
Tô Nam cũng đã tỉnh giấc, mở mắt nhìn thấy dáng hình anh đang đi lên lầu, chẳng mấy chốc nghe thấy vang lên giọng nói dỗ dành dịu dàng.
Cô gối đầu lên cánh tay, nghiêng người nhìn ánh nắng vung qua tấm vải voan rụng đầy mặt đất, chẳng hiểu sao bỗng bật cười thành tiếng.
Buổi chiều, Tôm khô nhỏ tung tăng bơi lội nghịch nước trong hồ hơn một giờ, tắm rửa xong thay đầm xòe quả dâu đi dạo quanh thư viện gần đó cùng ba mẹ.
Thị trấn Thanh Hồ là quê hương của một danh thần triều Tống, thư viện này là nơi trước kia ông dùng để đọc sách.
Thư viện yên vắng không một bóng người, phía trước thư viện có trồng một cây phong dương thụ diệp (pterocarya stenoptera) đã có lịch sự cả trăm năm tán xòe rộng phủ khắp mặt đất, nép mình dưới bóng râm ngăn ngắt xanh đó phảng phất như quay ngược trở về thời đại ngày xưa.
Đi vào, bên trong hội trường diễn thuyết có treo một bức chân dung Khổng Phu Tử, Tôm khô nhỏ cung kính cúi đầu chào.
(*Khổng Phu Tử hay Khổng Tử: là danh hiệu tôn kính của hậu thế dành cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Người thầy mẫu mực của muôn đời ‘Vạn thế sư biểu’.)
Tô Nam lấy làm lạ: “Con biết đây là ai sao?”
“Dạ biết! Ba ba nói, ông là Tổ sư của tất cả học trò!” Bé con còn cố tình đè nén sự kích động trong giọng nói xuống, như thể làm như vậy sẽ bày tỏ được cảm xúc của mình.
Tô Nam không nén được cười: “Không biết ở sau lưng mẹ, ba suốt ngày dạy con cái gì nữa?”
“Ba ba còn dạy con một ông cụ thích cưỡi trâu! Còn có một ông cụ không biết được niềm vui của cá!”
Tô Nam đoán bé con đang nói tới Lão Tử* và Lão Trang**, gợi ý hỏi: “Không biết cá?”
Tôm khô lắc lư đầu: “Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết được niềm vui của cá.”
Trần Tri Ngộ vô cùng thỏa dạ đắc chí.
Tô Nam nhẹ nhàng duỗi chân chạm vào giày Trần Tri Ngộ, nói khẽ: “Thầy Trần, lúc đọc sách cổ em không nhớ được ‘Tiêu dao du’*** của Lão Trang, anh cũng dạy em đi.
(*Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh – cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, là người đầu tiên thuyết về vũ trụ. Ông từng làm quan giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu. Sau này, Lão Tử nhận thấy chính sự của đất nước đang tan rã và quyết định ra đi. Ông đi về phía Tây trên lưng một con trâu qua nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn.
Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một cụ già hói đầu với chòm râu rất dài, cưỡi trên lưng một con trâu.
** Lão Trang – Trang Tử: tên thật của ông là Trang Chu. Ông sống vào thời Chiến Quốc, là nhà hiền triết lớn thời xưa, học nhiều học vấn uyên bác, có tài nói năng lưu loát, nhưng một đời không ngưỡng mộ vinh hoa bổng lộc, coi thường quyền quý. Một trong những tư tưởng đạo gia là ‘Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết được niềm vui của cá’.
Trang Tử cùng Huệ Tử dạo chơi trên cầu sông Hào. Trang Tử nói: ‘Bầy cá nhỏ bơi lội tung tăng nhởn nhơ, đó là niềm vui của cá.’ Huệ Tử vặn: ‘Ông không phải là cá, sao lại biết cá đang vui?’ Trang Tử vặn lại: ‘Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết được niềm vui của cá?’
Với Trang Tử, người đời thường nhắc đến ‘Trang Chu mộng hồ điệp’ như một huyền thoại.
***‘Tiêu dao du’ là một thiên trong nội thiên của Nam Hoa kinh được Trang Châu viết khi ông vào ở ẩn tại núi Nam Hoa thuộc nước Tống thời xưa. ‘Tiêu dao du’: Nghĩa là thảnh thơi tự tại. Mượn hình ảnh con chim Bằng, con cá Côn để ví cái sự tự tại mà người ta nên hướng tới.
Đoạn văn sau đây rất nổi tiếng trong Tiêu dao du, được viết với trí tưởng tượng hùng hậu không một văn gia cùng thời nào sánh kịp:
‘Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành.
Khi con chim bằng dời xuống biển Nam, nó đập nước tung tóe lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chín vạn dặm.
Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: “Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?.
Người đi đến cánh đồng ngoài chân tường thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba tháng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?’
*
Còn đoạn văn nổi tiếng kim cổ Mộng hồ điệp, hay Trang Chu mộng hồ điệp là nằm trong phần ‘Tề vật luận’, cả cuộc đời phức tạp chỉ nằm trong một giấc mơ của con bướm mà thôi.
‘Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết có Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu?)
Tối đến, không khí ở homestay vô cùng sôi động náo nhiệt.
Bên trong sảnh chính thiết kế nổi bật với những kệ sách cao đến trần, một không gian thưởng thức cà phê ấm cúng, có cả đàn piano.
Tôm khô nhỏ nhìn thấy đàn piano vô cùng phấn khích: “Mẹ ơi, hôm nay con chưa có tập đàn!”
“Đi chơi, không cần tập đâu con.”
“Con có thể đàn một lát được không mẹ?”
Tô Nam đến hỏi thử chủ quán cà phê, thấy ông chủ vui vẻ đồng ý, bèn ngồi xổm xuống căn dặn Tôm khô nhỏ: “Có thể đàn, nhưng không được nghịch lung tung, mấy anh chị bên kia đang đọc sách trò chuyện với nhau, con đàn bài nào nhẹ nhàng thôi.”
Tôm khô nhỏ gục gặc đầu, ngồi xuống ghế đàn. Vóc dáng thấp bé, chân đung đưa lủng lẳng giữa không trung, còn giẫm không tới bàn đạp.
Giai điệu một tác phẩm của Mendelssohn vang lên, Tô Nam cùng Trần Tri Ngộ tay trong tay đi ra phía ngoài.
Cách một lớp cửa sổ, âm thanh trở nên mông lung huyền ảo.
Hoa cỏ trong sân thoảng mùi hương thơm ngát, sao chi chít trên đầu như dòng sông ngân trắng bạc đổ từ trời xuống mặt đất.
Hai người đứng sóng vai, không ai nói gì.
Qua một lát sau, Tô Nam xoay người, bước tới trước một bước, vùi đầu vào bờ vai Trần Tri Ngộ, gí mũi cọ ngực anh: “Khiêu vũ nhé?”
Trần Tri Ngộ vòng chặt cánh tay đang ôm eo cô, chầm chậm di chuyển.
Cả hai không hẹn mà cùng nghĩ đến đêm giao thừa năm nào ở Châu Phi.
Đã trôi qua thật lâu, vậy mà phảng phất như chỉ vừa mới hôm qua.
Chín giờ tối, Trần Tri Ngộ nằm trên giường, đọc truyện cổ tích ru Tôm khô nhỏ ngủ: “‘Nàng hứa sẽ khiêu vũ với tôi nếu tôi đem đến cho nàng những cánh hồng đỏ,’ Mọt Sách than van: ‘nhưng biết tìm đâu ra trong khu vườn này…’.” (*Trích trong truyện ‘Sơn Ca và Nụ Hồng Đỏ’ – ‘The Nightingale and the Rose’)
Đôi mắt to tròn của Tôm khô nhỏ dần díp lại, không bao lâu sau cái đầu nhỏ đã ngoẹo xuống ngủ thiếp đi.
Trần Tri Ngộ khép sách lại, rón rén bước khỏi giường, đi xuống dưới lầu.
Tô Nam đứng trước cửa sổ, nghe thấy tiếng bước chân, đôi mắt vẫn chăm chú ngắm nhìn bầu trời sao bên ngoài: “Con ngủ rồi hả anh?”
“Ừ.” Trần Tri Ngộ đi tới, ôm cô từ phía sau: “Đến lượt em.”
“Đến lượt em gì cơ?”
Tô Nam nghi hoặc ngoảnh đầu lại, loáng cái bị giữ lấy cằm, nụ hôn thấm đẫm ham muốn rơi xuống.
“Dạy em ‘Tiêu dao du’…”
Cửa sổ thôi quên khép, rèm cửa phẩy vào song, ánh trăng ngoài kia sáng ngời.
Trên sofa vô cùng chật hẹp, sợ ngã nên ôm anh thật chặt. Đi vào càng sâu hơn.
Nương theo ánh trăng, Trần Tri Ngộ nhìn cô, đôi mắt sâu thẳm tràn ngập khát khao dục vọng. Ngắm.
Cô bị anh dòm chòng chọc, từ trong ra ngoài đều muốn bốc cháy.
Suy nghĩ đang bắt đầu loạn trận thì nghe thấy Trần Tri Ngộ mơn trớn bên tai: “Em có biết lý do vì sao năm đó bảo em đi khảo sát cùng anh không?”
Tâm trí Tô Nam đang tán loạn: “… Vì sao ạ?”
“Nơi này tốt…”
“… Dạ?”
Bàn tay xoa nắn bầu ngực cô, loáng cái luồn vào trong bóp mạnh: “Biết chưa?”
Tô Nam hiểu ra, gò má đỏ rần: “Anh… biến thái!”
Trần Tri Ngộ nhỏm đầu lên lau những giọt mồ hôi rịn lấm tấm trên trán cô, cúi người hôn cô: “Gọi anh ‘thầy’ đi, anh dạy ‘Tiêu dao du’ cho…”
‘Ngày càng bạo dạn lớn mật Tô Nam’ lúc này cũng ‘đỡ’ không nổi chưởng rồi, lửa bén hai tai, cắn môi im thít.
Anh liền thật sự bắt đầu dạy.
Đập nước tung tóe ba ngàn dặm, nương theo gió lốc cuốn lên cao chín vạn dặm.
Một giờ sau, ‘khóa dạy’ mới kết thúc. Tắm rửa xong, cả hai nhẹ nhàng thư thái, ra ngoài ban công uống bia.
Trần Tri Ngộ ngả ngớn hỏi có cần dạy lại lần nữa không: “Em thuộc chưa?”
Tô Nam: “…”
Cả đời không quên.
Trần Tri Ngộ dòm cô cười vô lại: “Anh nhớ năm em về nước, Cô Điền tặng cho em phương thuốc bí truyền, đao thương bất khuất của Tù trưởng Châu Phi, cần dùng không hửm?”
“Không cần, không cần! Ngài gừng càng già càng cay!” Tô Nam giơ chân đá chân anh: “Sao anh cứ ghi thù thế chứ!”
Trần Tri Ngộ nắm lấy chân cô: “Quy củ chút nào.”
Ngày trước, lúc nào trong lòng cô cũng hoang mang lo lắng, nhọc nhằn vất vả tìm một nơi ẩn náu.
Giờ đây, cũng thảng hoặc thấy hoảng hốt lo sợ, sợ hạnh phúc quá mức tròn đầy, bản thân mình tích không đủ phước báo.
May mắn thay, bất kể muôn vạn nẻo đường xa, người đàn ông này sẽ luôn bên cô.