Vạn Giới Gian Thương

Chương 42: Sơ nhập Thiếu Lâm



Dịch giả: KenSeki

"Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên" (núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời)

Đây là môt câu danh ngôn trong 《 Kinh Thi 》

Trên ngọn Tung Sơn, những dãy núi cao ngất, khí thế hùng tráng, muôn hình vạng trạng, trên một con đường dưới chân núi có một người một khỉ đang đi lên.

Đúng là hai người Thôi Bác Văn và Vô Nhai Tử, sau khi Thôi Bác Văn từ trong Vạn Giới Không Gian đi ra, thì mới phát hiện ra trong lúc hắn bị tử khí ảnh hưởng mơ mơ màng màng thế nào lại đi lạc tận sang khu vực Hà Nam, xem xét phương hướng một chút, thì liền đi về hướng Thiếu Lâm Tự ở núi Tung Sơn.

"Đồ nhi! mau biến ra cho sư một ít hoa quả ướp lạnh để nếm thử đi."

Vô Nhai Tử hình như cũng rất sợ ở cùng một chỗ với Tiểu Y, nên kiếm một cái cớ bảo Thôi Bác Văn thả lão ra ngoài, dù sao nếu lão không nói gì thì người khác cùng lắm cũng chỉ coi lão như thú nuôi của Thôi Bác Văn mà thôi, chỉ có một điều khiến Thôi Bác Văn vẫn còn thắc mắc là tại sao lão có thể tùy ý ra vào Vạn Giới Không Gian, còn Tiểu Y thì lại không được.

"Không có!"

Sắc mặt Thôi Bác Văn sa sầm lại, cái con khỉ chết tiệt này, kể từ khi biết hắn tự học võ từ trong quyển bí kíp võ công kia, thì liền mặt dày nhận làm sư phụ hắn, còn viện lý là nói có sách mách có chứng, cuối cùng Thôi Bác Văn bị làm phiền đến mức không thể chịu nổi nữa, đành phải nhận lời.

Nhưng sau khi hắn vừa đáp ứng thì con khỉ này lập tức la ó, đòi ăn hoa quả trái cây các kiểu... "Thật là quá sơ suất, sớm biết như thế... thì đã biến cho lão một viên thuốc giải độc của nấm Đầu Khỉ cho rồi..."

Vô Nhai Tử cũng không tức giận, chẹp miệng lại nói: "Đồ nhi, những lời ta nói với ngươi đã nhớ kỹ chưa?"

Thôi Bác Văn gật đầu nói: "Sư phụ giảng cho ta về hệ thống tu luyện, ta cũng đã hiểu rõ rồi, chỉ có điều việc trùng kích Tiên Thiên bình cảnh thì còn mơ hồ lắm, ta cảm giác vẫn còn thiếu một chút nữa."

Vô Nhai Tử gật đầu vui mừng, nói: "Không vội, ngươi còn trẻ mà tu vi đã như thế, ta là sư phụ khuyên ngươi nên luyện tâm trước, mài dũa cho tâm cảnh vững chắc trước rồi hãy nói tiếp."

Cái hệ thống tu luyện mà hắn vừa nói, chính là do Vô Nhai Tử nói cho hắn biết, lúc đó Thôi Bác Văn cũng hỏi lại Tiểu Y là tại sao nàng không nói những việc này, thì Tiểu Y làm ra vẻ vô tội, nàng trả lời rằng trong trí của nàng thì cấp bậc thấp nhất là Siêu Phàm Cảnh, hắn chỉ ở mức Phàm Nhân Cảnh thì còn phân ra Tiên Thiên với Hậu Thiên để làm cái gì.

Thôi Bác Văn im lặng một lúc lâu, thì ra trước giờ cảnh giới của hắn vẫn thấp đến mức không lọt vào pháp nhãn của Tiểu Y, nói thế thì nói làm gì, mẹ kiếp!

"Coi như ta là Phàm Nhân Cảnh, thì cũng phải nói cho người ta biết tiếp theo phải làm thế nào chứ, đằng này thì tốt rồi, không thèm nói cái gì..." Thôi Bác Văn vẫn không khác gì bị mù như trước.

Đang mải suy nghĩ, thì một người một khỉ đã đi đến trước một cổng chùa.

Nhìn phía trên có ba chữ to cứng cỏi "Thiếu Lâm Tự", trước cổng có một đôi sư tử đá, một trống một mái đối xứng nhau, mỗi bên có đặt hai cột đá, bên trên đề bát tự điêu khắc bằng đá.

Cột đá bên ngoài phía đông đề bốn chữ: "Tổ Nguyên Đế Bản", cột bên trong phía đông đề "Bạt đà khai sang".

Cột đá bên trong phía tây đề bốn chữ: "Đại Thừa Thắng Địa", cột bên ngoài phía tây đề "Tung Thiếu Thiện Lâm".

Đối diện với cổng chính là một tòa nhà ba gian đơn sơ với mái hiên thiết kế như đỉnh núi, tòa này đặt ở trên một đài bằng đá cao khoảng hai mét, bức tường hai cửa hông hai bên cũng có kiến trúc kiểu chữ bát.

Một chú tiểu đang quét sân nhìn thấy Thôi Bác Văn đi đến, thì chắp tay trước ngực, niệm Phật: "A Di Đà Phật, xin chào thí chủ."

Thôi Bác Văn đang ngắm cảnh chùa rộng lớn, thầm nghĩ tay nghề của cổ nhân thật là điêu luyện, thấy chú tiểu chào hỏi thì cũng vội vàng đáp lại: "Xin chào tiểu sư phụ, tại hạ là Thôi Bác Văn, từ lâu đã nghe danh tiếng của Thiếu Lâm Tự vang khắp thiên hạ, hôm nay xin tới dâng hương."

Chú tiểu nghe thấy Thôi Bác Văn đến dâng hương, thì càng khách khi nói: "Xin chào thí chủ, khách đường xa đến chính là khách quý, xin mời thí chủ theo ta."

Nói xong, vừa định quay người dẫn đường, thì chú tiểu chợt nghĩ ra điều gì đó, quay lại nói: "A Di Đà Phật, con khỉ kia là thú cưng của thí chủ sao? Thiếu Lâm Tự cấm mang theo thú cưng vào chùa."

Vô Nhai Tử: "..."

Thôi Bác Văn thấy Vô Nhai Tử muốn đổi đóa, thì thuận tay lấy ra một quả chuối tiêu nhét vào miệng vừa hé ra của Vô Nhai Tử, nói: "Xin tiểu sư phụ thông cảm tạo điều kiện cho ta, ta với con khỉ này từ nhỏ đến lớn vẫn luôn nương tựa lẫn nhau, không có nó thì không có ta, u hu, ta còn nhớ cái đêm tuyết rơi đầy trời hôm đó, không gian xung quanh vô cùng yên ắng, ta chỉ là một đứa bé nằm trên đống tuyết, con khỉ trắng thấy ta đáng thương đã mang về ổ, với chút phân và chút nước tiểu nuôi ta trưởng thành, nếu không có nó thì.. ô ô..."

Thôi Bác Văn không thể sáng tác tiếp được nữa, ôm trầm lấy Vô Nhai Tử đang thưởng thức món ăn yêu thích, rồi vỗ mạnh vào lưng, vừa đập vừa khóc, khiến cho chú tiểu cũng cảm thấy thương hại, bản thân chú ta cũng là một đứa trẻ mồ côi...

Trong mắt người ngoài nhìn thấy thì đúng là Thôi Bác Văn đang ôm con khỉ trắng mà khóc, chỉ có Vô Nhai Tử là người trong cuộc mới biết lúc Thôi Bác Văn vỗ một phát lên lưng lão, thì suýt nữa phải phun ra miếng chuối đang nuốt được một nửa, mặc dù phát vỗ này hắn không vận nôi lực, nhưng lực thì không hề nhẹ, đây rõ ràng là trả thù... trả thù trắng trợn...

Hơn nữa lúc này lão đang phải giả câm, chỉ biết khóc thầm trong lòng, Vô Nhai Tử cũng không muốn vạch trần sự thật, đành phải cắn răng chịu đựng, sau lưng lại nghe thấy thêm tiếng gió của nhưng phát vỗ...

Chú tiểu chắp tay nói: "A Di Đà Phật, hoàn cảnh lúc nhỏ của thí chủ thật là thê thảm.. thảm?"

"Không đúng", chú tiểu đã kịp phản ứng lại, người này nói là lúc hắn còn bé được khỉ trắng cứu, nhưng làm thế nào mà hắn nhớ rõ như vậy? Không lẽ là do khỉ trắng nói cho hắn biết sao?

Khi Thôi Bác Văn nói ra từ còn bé thì cũng kịp phản ứng ngay, trong lòng âm thầm kêu hỏng bét.

Lập tức ném con khỉ đang ôm trong lòng sang một bên, nghiêm mặt nói: "Tại hạ có nghe nói qua rằng Thiếu Lâm Tự là nơi địa linh nhân kiệt, lần đầu gặp có chút tiền dầu nhang gọi là chút lòng thành."

Hắn khẽ vẩy tay một cái, thì một thỏi vàng xuất hiện trên tay, rồi đưa tới trước mặt tiểu hòa thượng, chú tiểu thấy thế thì khoát tay nói: "Không được đâu thí chủ, tiểu tăng sao có thể nhận lễ trọng như thế được."

Thôi Bác Văn lắc đầu, cười nói: "Tiểu sư phụ nói thế là sai rồi, Phật có dạy rằng, kinh không thể truyền dễ dàng, cũng không thể không lấy, huống chi ta đây là thành tâm cúng dường dầu nhang thôi mà" câu này làm quái gì phải do Phật nói, mà đây là câu nói trong Tây Du Ký, có điều Lão Thôi cũng chẳng thèm để ý nhiều thế, theo hắn thấy thì cũng là câu của Phật, mà còn là Phật Tổ đó.

Chú tiểu cũng thấy sửng sốt, "Đức Phật từng nói như thế sao?" nhưng nhìn Thôi Bác Văn có vẻ nói cũng đúng, chú ta liền nhận lấy rồi nói: "Xin đa tạ tâm ý của thí chủ, tiểu tăng sẽ thường xuyên đốt đèn thắp nhang cầu phúc cho thí chủ"

Thôi Bác Văn cười cười, rồi khoát tay nói: "Còn vị huynh trưởng này của ta!?"

"Đương nhiên cũng thế, nếu thí chủ còn huynh hệ thân nhân nào thì cũng đều có thể lên núi lễ Phật, ngã Phật từ bì." Thái độ của chú tiểu lập tức thay đổi 180 độ.

Việc này khiến Thôi Bác Văn có chút không quen, xem ra có tiền thật là tốt, tiền này là hắn cướp sạch của Đinh Xuân Thu, nói thật, tiện lợi nhất của cái nhẫn là làm chỗ trữ vật, không gian cất giữ quả thật là vô cùng vô tận, muốn mặc thì thì mặc đó.

Nhờ chú tiểu dẫn đường, bọn hắn đi qua cổng chùa, đi dọc theo hành lang.

Hai bên hành lang là rừng bia đá phía dưới đám tùng bách, bởi từ xưa đã có nhiều bia đá như một cánh rừng nên gọi là rừng bia.

Nơi đây có hơn mười tấm bia đá xuyên suốt qua các thời kỳ, bên con đường ở sườn phía đông của hành lang có bày 40 tấm bia từ thời Đường đến thời Tống, gọi là Hành lang bia đá.

Chú tiểu đi bên cạnh Thôi Bác Văn, vừa đi vừa giới thiệu một lượt những thứ này, khi nói chuyện có pha chút tự hào, mỗi nét khắc trên từng tấm bia đều được chú thuộc như lòng bàn tay.

Hành lang qua khu rừng bia chính là dẫn đến Thiên Vương Điện, Thiên Vương Điện nằm ở phía cuối của dãy hành lang này, ở đó thờ Tứ đại Thiên Vương đại biểu cho "Phong, Điều, Vũ, Thuận" nên được gọi như thế. Điện thờ có tường xanh ngói đỏ, đấu củng* có điều khắc hoa văn,hai bên cửa mỗi bên đều có một bức tượng Kim Cương.

Điện thờ ba gian mái như kiếm cong, bên ngoài thì có hai pho tượng Kim Cương, bên trong thì có tượng của Tứ Đại Thiên Vương vô cùng uy vũ và hùng tráng.

Chú tiểu đi đến trước Thiên Vương Điện thì bái lạy, rồi nói: "Sư phụ, đệ tử Hư Trúc có việc cầu kiến."

"Hư Trúc? Bố khỉ, hóa ra chú tiểu dẫn đường từ nãy đến giờ lại là Hư Trúc?"

*đấu củng:một loại kết cấu đặc biệt của kiến trúc Trung Hoa, gồm những thanh ngang từ trụ cột chìa ra gọi là củng và những trụ kê hình vuông chèn giữa các củng gọi là đấu

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.