Em ngồi ghế lái. Tôi ngồi ghế sau, nhìn em thân mật rướn người qua thắt đai an toàn cho Phi Phi.
Cổ họng tôi chua xót, tôi ngoảnh đầu hướng cửa sổ, nhìn cảnh vật bên ngoài.
Em nhắc tôi:
– Quan Nghị đọc địa chỉ nhà anh đi.
Tôi vẫn chưa quen cách nói chuyện xa cách này. Tôi đơ một chút, rồi nhắn địa chỉ khách sạn đã đặt trước cho em kèm câu “cảm ơn”.
Em ngạc nhiên hỏi lại:
– Anh ở khách sạn à? Không về nhà sao?
– Ừ. – Quan hệ giữa tôi với người nhà vốn nhạt như nước lã, thêm chuyện của em khiến mối quan hệ ấy nhạt nhòa hơn nữa. Giờ tôi lại xách theo hành lý nên hơi bất tiện, tôi thầm tính toán một dịp thăm họ.
Thấy tôi ít nói, em mím môi, chỉnh gương chiếu hậu, nhìn lướt tôi một lần rồi thôi.
Tình cờ tôi bắt gặp ánh nhìn ấy, ánh nhìn hoang mang. Hẳn em thấy lạ, sao cái nết tôi chướng tới vậy mà em có thể trở thành bạn của tôi nữa.
Nhìn qua thì lúc này, cũng chỉ là khoảnh khắc tỉnh mộng thôi.
Nom Phi Phi cỡ tuổi Thanh Nghiễn, tính cậu dễ ngại, ở gần một Alpha như tôi lại chẳng nói gì nhiều, vừa ngồi trong xe là bấm điện thoại chơi trò chơi.
Tuy đang lái xe nhưng Thanh Nghiễn không quên dặn dò Phi Phi:
– Phi Phi đừng dí điện thoại sát mắt như thế.
Phi Phi ứng thanh một câu “biết rồi”, nghe vừa nũng nịu, vừa không chịu lắm.
Thanh Nghiễn bất đắc dĩ cười:
– Nghe lời nào.
Tôi rụt về sau, cảm thấy sự tồn tại của mình thật chướng.
Cách Thanh Nghiễn ở bên Phi Phi thật giống cách em bên tôi ngày xưa vậy, mọi ân cần chu đáo của em dồn cho cậu ấy rồi.
Em thay đổi nhiều thật.
Tôi vừa ghen vừa khổ vừa tự an ủi chính mình, rằng em không phải Thanh Nghiễn ấy.
Thanh Nghiễn ấy của tôi, sao có thể tìm người khác được chứ.
Càng không thể chiều chuộng người khác ngay trước mặt tôi như vậy.
Sao Thanh Nghiễn ấy nỡ để tôi thống khổ như thế…
Thanh Nghiễn ấy thích mặc đồ thể dục, chân đi giày thể thao, dẫu người nhem nhuốc màu nước thì em cũng chẳng để ý, thấy tôi khó chịu là hôn tôi, mặt mày tự tin thề “pheromone không ảnh hưởng gì đến em sất”, tuyệt đối chẳng thích ai ngoài tôi…
Cuối cùng thì như mọi người mong đợi: ký ức về một người ấy chết trong tôi chết rồi.
Chẳng ai biết cả.
Lúc tôi xách hành lý xuống xe, Thanh Nghiễn có hỏi tôi mấy lần, rằng tôi không cần em phụ tôi xách đồ lên phòng thật sao?
Tôi kiên định lắc đầu, cười đáp, rằng mình tôi làm được – cảm ơn em.
Em cau mày, nhìn đống hành lý của tôi một hồi rồi thở dài:
– Vậy, có gì nhớ tìm tôi nhé.
Sau đó em đọc một dãy số, tôi không kịp phản ứng lại. Em kiên nhẫn đọc lại, tôi mới máy móc lôi điện thoại mình ra mà ghi lại.
Sau khi tạm biệt hai em, tôi quay người rời đi. Vừa bước đến cửa lớn của khách sạn thì nghe tiếng oán giận nho nhỏ của Phi Phi:
– Anh ta thờ ơ quá…
Em đáp thế nào, tôi chẳng nghe rõ.
Chỉ là lúc đó không khí quanh tôi ngưng trệ, tôi lửng lơ giữa bầu không khí nặng nề ấy.
Cuối cùng thì mặt nạ trên mặt tôi cũng bị hất xuống chẳng chút lưu tình, thậm chí mặt tôi còn không thể biểu cảm như người bình thường, ngơ ngác lấy chứng minh thư để đăng kí thuê phòng. Nhân viên lễ tân không nhận chứng minh thư, trái lại đưa tôi một tờ khăn giấy, hỏi han tôi:
– Quý khách có sao không?
Tôi ngạc nhiên, như sực tỉnh giữa hiện tại, mới nhận ra nước mắt tôi rơi tự bao giờ.
Tôi thuê khách sạn suốt một tuần. Giữa tuần có về nhà ăn cơm với phụ huynh một lần, gửi quà báo hiếu, thuật lại chút chuyện công ty. Cha mẹ tôi thấy tôi bàn đến công chuyện thì hào hứng hẳn, giục tôi nhanh chóng đến công ty trong nước mà làm việc.
Tôi đáp rằng: “cả thể xác lẫn tinh thần con còn mệt”, nên xin dời hai tuần. Cha mẹ tôi không vui lắm, nhưng cũng chẳng nói gì thêm.
Mẹ Kỷ chưa liên lạc với tôi, chắc là cho tôi thời gian để thích ứng.
Tôi vừa mở mắt, cảm giác như chính đôi mắt này trực tiếp chứng kiến từng hành động thân mật giữa Thanh Nghiễn và Phi Phi. Đến khi nằm mộng, tôi mới có thể tìm lại được Thanh Nghiễn ấy thương tôi.
Trong thời gian ở khách sạn, người tôi tiếp xúc nhiều nhất chắc là nhân viên đưa cơm.
Phần lớn thời gian, tôi bật TV rồi ngồi ngây người trước màn hình… dường như những thanh âm từ TV khiến sự cô độc của tôi giảm bớt, mặc cho tôi vẫn đang cần chính sự cô độc ấy chữa lành.
Nào ngờ tuần kế, Thanh Nghiễn gọi điện tôi.
Giọng nói quen thuộc của em khiến lòng tôi run từng cơn, ngữ điệu khách sáo xa cách:
– Quan Nghị khỏe không?
Tôi nằm trên giường, ngơ ngác giữa microphone, đáp:
– À, anh khỏe.
Em khẽ ngừng một lúc, rồi hỏi tiếp:
– Anh còn thuê khách sạn à?
Tôi cười:
– Đúng rồi.
Mấy ngày nay tôi chẳng có bạn bè, tiếp theo nên dọn về đâu thì tôi chưa tính đến, ngày ngày ngây ngốc trong phòng như phế vật.
Câu nói tiếp theo của em nằm ngoài tính toán của tôi:
– Căn hộ của tôi còn dư một phòng, anh muốn đến ở chung không?
Tác giả có lời muốn nói:
Toàn văn tầm hai vạn chữ, cỡ “Chẳng ai cứu tôi” ấy – cũng ngắn mà.
Một số bạn đề xuất bài hát “Tiểu Thành Đại Sự” của Dương Thiên Hoa hay Trương Học Hữu, lời bài hát rất phù hợp nha ~
Cảm ơn các bạn Sao Biển đã bình luận nè! Thả tim nà!