Vinh Quang Trong Thù Hận - Lý Cửu Tuấn

Chương 6: Có cô gái tên Tố Khoan (3)



Ăn miếng trả miếng - Chuẩn bị kỹ lưỡng trước rồi mới ra tay

Vương Nhị mặt rỗ giãy giụa, cố gắng nới lỏng sợi dây trói trên người.

Nhưng gã tốn công tốn sức một lúc mà dây thừng vẫn y nguyên.

Gã muốn chửi ầm lên, nhưng miệng lại bị nhét một đống giẻ rách.

Thế là gã đành chịu thua như mấy ngày trước.

Nhà Vương Nhị mặt rỗ làm nghề kéo xe.

Năm ngày trước, cha mẹ gã đột nhiên bị tiêu chảy giữa đêm khuya. Chu Quý làm ca đêm đã giúp gã đưa hai ông bà đến phòng khám cấp cứu.

Sau khi đưa cha mẹ tới phòng khám và sắp xếp ổn thỏa, nhìn họ nằm ngủ say trên giường bệnh, trong đầu Vương Nhị mặt rỗ chợt nảy ra một suy nghĩ. Là một con nghiện thuốc phiện, gã luôn biết cách tận dụng mọi cơ hội. Bình thường tiền bạc đều bị cha mẹ quản chặt, hiếm khi gã có cơ hội lấy trộm. Hôm nay thấy cha mẹ như vậy, gã không khỏi cảm thấy ngứa ngáy trong lòng.

Vậy nên, gã tranh thủ lúc Chu Quý không chú ý mà chuồn đi.

Không ngờ rằng đêm hôm khuya khoắt, khi vừa về nhà mở cửa ra, gã đã bị đập mạnh vào sau gáy.

Khi tỉnh lại, gã phát hiện mình bị trói chặt nằm ở phòng khách nhà mình, người trói gã là người hầu lâu năm Đinh Nhị của nhà họ Bạch, cùng với một cô gái lạ mặt.

Vương Nhị mặt rỗ hiểu ra ngay lập tức – gã đã bị theo dõi từ lâu. Rất có thể hôm nay cha mẹ gã bị "tiêu chảy" một cách khó hiểu như thế là do hai người này giở trò!

Ông già chết tiệt Đinh Nhị dí dao phay vào cổ gã, ép gã gọi điện tống tiền quản gia nhà họ Mễ là Ngụy Tam, lấy lý do Nhiếp Văn Lộng đang bất mãn vì chia chác không đều để tống tiền Ngụy Tam.

Sau khi tống tiền xong, cô gái kia lại cho gã uống thuốc khiến gã tiếp tục mê man. Khi tỉnh lại, gã thấy mình đang ở trong một nơi tối tăm ẩm ướt, bên cạnh còn có tiếng người r3n rỉ.

Nghe giọng thì đó là Nhiếp Văn Lộng, chắc hẳn là cũng bị bắt đến đây bằng cách tương tự.

Mấy hôm trước Nhiếp Văn Lộng đã biến mất, đến hôm nay vẫn chưa thấy quay lại, e rằng lành ít dữ nhiều.

Gã đưa mắt nhìn quanh, bóng tối bao phủ, nhưng có thể cảm nhận không gian không lớn, quanh người lạnh lẽo và ẩm thấp. Nếu gã đoán không nhầm thì đây là một hầm chứa của nhà nào đó.

...

Chín giờ đêm, ngõ Thủ Phách chìm trong làn sương tuyết mịt mù, tiếng gõ mõ của người bán hàng rong vang lên lúc có lúc không.

Bạch Tố Khoan xuất hiện trong con ngõ.

Ông Đinh Nhị chưa về, cửa nhà vẫn khóa chặt, cô lấy chìa khóa dự phòng ra nhanh chóng mở cửa.

Vừa bước vào sân, một bóng đen bất chợt chạy vụt qua chân làm cô giật mình đứng sững lại. Hóa ra là một con mèo, đôi mắt sáng rực trong đêm tối nhìn cô thoáng chốc, sau đó quay người nhảy lên nóc nhà phía Tây chạy mất.

Cô bình tĩnh lại, bước đến cái hầm ở góc sân.

Người Bắc Bình có thói quen dự trữ cải thảo vào mùa đông, những gia đình sống trong khu tập thể thì đậy chăn bông lên cải rồi bỏ vào một góc râm, còn nhà tứ hợp viện thường đào một cái hầm để cất giữ.

Cô kiểm tra lại, thấy vại nước trên nắp hầm không bị xê dịch, tấm bạt phủ cũng nguyên vẹn, lúc này mới yên tâm đi vào nhà.

Trong bóng tối, cô lần mò thắp đèn lên, quan sát xem trong nhà có gì có thể mang đi cầm hay không: một chiếc tủ năm ngăn, một bàn trang điểm vỡ gương, góc tường có hai cái hòm, bên trong toàn là bình vỡ, vò mẻ, lọ bị rò nước. Đến cả dầu trong đèn dầu trên bàn cũng sắp cạn kiệt.

May thay, trên bàn vẫn còn một cái đồng hồ để bàn.

Cô cầm cái đồng hồ định mang đi.

Nhưng rồi cô ngập ngừng dừng lại.

Nên đợi ông Đinh Nhị về để báo một tiếng, tránh cho ông ấy tưởng nhà bị trộm mà lo.

Cô đặt đồng hồ xuống, định đốt lò sưởi ấm nhưng phát hiện than cũng còn chẳng nhiều, sợ sáng mai ông Đinh Nhị cần dùng để nấu ăn nên cô đành tiết kiệm không đốt lò nữa. Cô vừa xoa tay vừa đi đi lại lại trong căn phòng lạnh lẽo như hầm băng.

Một lúc sau có tiếng mở cửa ở bên ngoài.

Ông Đinh Nhị đạp tuyết lẹp xẹp trở về, thấy trong phòng có ánh đèn thì biết cô đã trở lại, vội vàng vào nhà.

Ông ấy đặt gánh hàng xuống hỏi: "Tình hình thế nào rồi?"

Cô đáp: "Vụ án sống chết mặc bay rồi, chắc là Vương Lâm đ è xuống."

"Vậy thì tốt quá."

Ông Đinh Nhị vui mừng, chợt thấy đồng hồ để bàn bị lệch khỏi chỗ cũ, cảnh giác nói: "Có người từng tới đây!"

Bạch Tố Khoan xấu hổ đỏ mặt, nói rằng trong phòng ở nhà trọ không có đồng hồ nên cô tạm thời mang đến đó dùng.

Ông Đinh Nhị ngẩn người, biết cô cả hết cầm quần áo lại muốn cầm đồng hồ, ông ấy không tiện nói gì, nhưng mà...

"Haiz..." Ông Đinh Nhị thở dài trong lòng: "Nghèo túng đến mức này, còn nói gì đến trả thù nữa, ôi!"

Quả thật, mấy ngày nay Bạch Tố Khoan cũng cảm thấy túng quẫn cực kỳ. Trả thù cần có kinh phí, dù không cần mua súng mua thuốc nổ nhưng dù thế nào con người cũng phải ăn mà.

Lo chuyện trả thù thì không còn tâm trí mà nghĩ đến công việc, chỉ có thể ngồi dưng ăn hoang đến núi vàng cũng cạn.

Huống hồ hiện giờ gia đình cô nghèo rớt mồng tơi, đến cả núi cũng không có, nói gì đến chuyện ngồi ăn núi lở!

Cô ôm lấy chiếc đồng hồ chuẩn bị rời đi, nhưng đột nhiên nghĩ ra điều gì đó, hỏi: "Bên nhà họ Hồ sao rồi? Mấy ngày nay ông có nghe được tin tức gì không?"

"Đừng nhắc nữa, nhà thằng khốn ấy treo đầy vải đỏ. Nghe nói là thứ sáu này gả con gái, con rể là người nhà họ Chu ở phía Đông thành phố, giàu có lắm."

Bạch Tố Khoan nghe vậy thì cười khẩy. Hồ Tiểu Vân chính là người khơi mào thảm kịch của gia đình cô, khiến mẹ cô chết thảm và em gái phải ngồi tù, vậy mà bây giờ cô ta lại hân hoan vui vẻ lấy chồng.

Chẳng lẽ ông trời bất công như thế ư?

"Thứ sáu..." Cô suy nghĩ: "Chỉ còn ba ngày nữa thôi."

Cô nhớ lại những lời mà em gái đã nói khi thăm tù hôm đó:

"Hồ Tiểu Vân từng xuất hiện trên Tạp chí ảnh Asahi với bút danh là Yamamoto Tiểu Vân Tử, viết một bài chúc mừng quân Nhật chiếm được Hành Dương - Trường Sa, trên bài báo đó còn có ảnh của cô ta. Đây là chứng cứ cô ta làm Hán gian, nhưng hiện giờ chắc đã bị tiêu hủy rồi. Hồ Tiểu Vân là điển hình của kẻ gió chiều nào theo chiều nấy, lật mặt như con tắc kè hoa. Sau tháng tám năm nay, chắc chắn cô ta đã tiêu hủy hết những gì có liên quan đến người Nhật trong nhà rồi."

Bạch Tố Khoan ngẫm nghĩ về những lời đó, trong lòng nảy ra một ý tưởng.

Ăn miếng trả miếng - Chuẩn bị kỹ lưỡng trước rồi mới ra tay

Phòng trà và sảnh ngoài được ngăn cách bởi cửa kéo dạng ô vuông theo kiểu Nhật Bản. Trên nửa tấm rèm có hình vẽ một nghệ sĩ geisha* đầy phong tình đang cài trâm lên tóc.

*Geisha là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.

Bà Yamamoto mặc kimono đang dùng chiếc thìa cafe cán dài múc một lượng bột vừa đủ cho vào tách.

Bà ta khéo léo xoay mặt có hoa văn về phía Bạch Tố Khoan, sau đó rót nước sôi vào rồi dùng chổi trúc khuấy đều.

Sau đó, bà ta tao nhã lấy một cái khăn vuông trong áo kimono ra, lót dưới tách trà rồi đưa sang.

Bạch Tố Khoan cảm ơn, nhấp một ngụm nhỏ, sau đó nhẹ nhàng đặt tách xuống.

Ông Yamamoto đang ngồi quỳ đối diện cũng đặt tách trà xuống, hai tay đặt lên đầu gối hỏi: "Cô Vương và anh Chính Thái đã quen biết nhau nhiều năm rồi sao?"

Bạch Tố Khoan đáp: "Không, tôi mới từ Trùng Khánh về vào tháng chín năm nay thôi, chưa có nhiều duyên gặp gỡ ông Hồ. May được ông ấy ưu ái, giao cho đảm nhận nhiều việc."

Lời lẽ của cô rất thận trọng. Nếu Yamamoto từng có mối quan hệ thân thiết với cha của Hồ Tiểu Vân, có lẽ ông ta sẽ biết những người thân tín bên cạnh ông Hồ.

Vì thế cô cố gắng không thổi phồng về thời gian, chỉ nói "từ Trùng Khánh về" như thuận miệng nói ra khiến vợ chồng Yamamoto không khỏi sốt sắng.

Phải biết rằng, hiện giờ trong mắt Hán gian ở Bắc Bình, "Trùng Khánh" là núi cao đáng kính phục. Những ai trở về từ Trùng Khánh đều như mang theo hào quang từng đóng góp cho kháng chiến, vô hình trung được nâng cao vị thế.

Thậm chí còn có vẻ đúng đắn về mặt chính trị ở mức độ nhất định.

"Vốn dĩ ông Hồ định đích thân đến đây, nhưng ông cũng biết đấy, mật thám trừ Hán gian ở khắp nơi tại Bắc Bình, ông ấy qua lại thân thiết với ông sẽ hơi bất tiện nên mới cử tôi đến."

Khi tới đây, cô đã tự giới thiệu mình là thư ký mới của Hồ Chính Thái, lần này tới để lấy lại một số tạp chí Nhật từng đăng bài viết về cô chủ nhà họ Hồ.

Cô giải thích rằng hiện nay phía Trùng Khánh đang kiểm tra chặt chẽ các thành viên của Hội Tân Dân, ông Hồ cũng không tự làm chủ được nên mọi tai họa ngầm đều phải phòng ngừa.

Ông Yamamoto hoàn toàn dẹp bỏ nghi ngờ và bày tỏ sự cảm thông.

Sau khi mẫu quốc đầu hàng, ông ta từng gọi điện thoại cho Hồ Chính Thái vài lần, nhưng người hầu nghe máy đều nói Hồ Chính Thái không có nhà.

Ông ta sớm nhận ra ông Hồ là kẻ gió chiều nào theo chiều ấy. Việc cử người đến thu hồi chứng cứ cũ thế này, ông ta cũng chẳng ngạc nhiên chút nào.

Trên mái hiên bên ngoài cửa sổ, một chiếc chuông gió phong cách Edo bằng thủy tinh đầy màu sắc phát ra tiếng leng keng dưới làn gió dài của mùa đông.

Cô hầu gái ôm một chồng tạp chí cũ nát bước tới, nói bằng tiếng Nhật rằng cô ấy đã lục lọi từng ngăn tủ sách, các tập "Tạp chí ảnh Asahi" năm ngoái chỉ có từng đấy.

Bạch Tố Khoan gật đầu cảm ơn. Cô biết chuyến này sẽ không tay trắng trở về. Dù bọn Hán gian đang cố gắng hủy hết các ấn phẩm của Nhật mà mình có một cách trắng trợn, nhưng những người gốc Nhật lại không có lý do để làm vậy.

Cô bỏ qua những số tạp chí nửa đầu năm, Hành Dương thất thủ vào tháng tám năm ngoái, vì thế cô chỉ mở xem các số từ tháng tám trở về sau.

Xem đến cuốn thứ hai, cô vui mừng tìm thấy bài viết có tiêu đề "Chúc mừng quân Nhật chiếm được Hành Dương - Trường Sa". Bài viết được ký tên là Yamamoto Tiểu Vân Tử, ngay đầu bài có bức ảnh màu cỡ 2 inch của Hồ Tiểu Vân.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.