Nói đến đây thì gã không nhịn được nữa mà bật cười đắc ý, rồi lại nói tiếp:
- Tiểu tử kia tự xưng là tam tu, ma, đạo, thể. Tuyệt đối không phải đến từ truyền thừa của Cửu Châu tiên đạo chúng ta. Một thân pháp môn của hắn quỷ dị hiếm thấy. Trái lại có vài phần giống với tiên thuật trong truyền thuyết. Mấy lão gia hỏa kia đến để lấy lòng, dụng ý không nói cũng hiểu. Mà ta thì chỉ muốn tìm di vật của sư huynh ta, hai vị cũng đừng ngại, cứ tùy cơ ứng biến...
Công Dương Lễ túm chặt chòm râu dày đặc của mình, như có điều suy nghĩ. Nhưng gã cũng từ chối cho ý kến, chỉ bật cười ha ha. Công Lương Tán thì lại khẽ nhíu mày, trầm giọng nói:
- Việc đã đến nước này, không thể trì hoãn thêm nữa.
Văn Bạch Tử gật đầu nói:
- Hai vị đi theo ta...
Lúc này gã cũng không tiếp tục đi sau nữa. Tay nâng minh châu, dứt khoát dẫn đầu tiến vào trong rừng trúc.
.......
Một trận gió lướt qua, rừng trúc chập chờ, xào xạc thanh thúy. Lâm Nhất chậm rãi bước đi trong rừng trúc, Huyền thiên thuẫn đã căng ra, bảo vệ toàn thân cao thấp cho hắn. Đồng thời, hắn cũng tò mò đánh giá chung quanh. Hắn nhìn thấy từng cây cậy trúc lớn óng ánh lớn bằng ngón tay xuyên qua, bên trong như có như không tinh quang chớp động, vô cùng kỳ dị. Từng phiến lá trúc xanh tươi như ngọc, nhưng lại sắc bén như đao, có thể cắt bỏ mọi thứ.
Theo làn gió nhẹ nhàng vờn qua, từng trận xào xạc nhẹ nhàng vang lên, sắc mặt của Lâm Nhất cũng vội biến. Huyền Thiên thuẫn vừa mới trồi lên được hơn một thước, che chắn bên ngoài cơ thể hắn thì đã bị lá trúc phiêu động đơn giản đâm rách. Hắn lập tức động tâm niệm, toàn thân xuất hiện một lớp giáp dày. Mà làn gió cũng dần dần tản đi, chung quanh cũng trở nên yên tĩnh trở lại.
Tại sao khi không, tòa cấm chế này lại vô duyên vô cớ xuất hiện biến hóa? Lâm Nhất khẽ nhíu mày. Hắn dùng thần thức để dò xét, nhưng cũng chẳng có thu hoạch gì. Hắn quay đầu lại, đồng tử lập lòe ánh sáng. Qua một lúc, hắn chợt hừ lạnh một tiếng, từ trong rừng trúc, tìm ra một con đường mòn mà đi.
....
Văn Bạch Tử đã bước đến bên rìa rừng trúc. Gã mượn nhờ ánh sáng tản ra từ Giám châu trong tay để dò xét, sau đó thì lập tức cảnh báo cho hai người bên cạnh. Không lâu sau, cả ba người lại từ trong đó xông ra ngoài, hai mặt nhìn nhau, người nào người nấy kinh ngạ không thôi. Bọn hắn lập tức đuổi theo Lâm Nhất. Hai bên chân trước chân sau lần lượt tiến vào rừng trúc, nhưng lại không thể chạm mặt nhau, quả thật khiến người ta cảm thấy ngoài ý muốn.
- Kẻ nọ đi đâu rồi?
Công Lương Tán có chút buồn bực. Gã cũng đã đại khái đoán ra được lý do rồi, nhưng lại không nguyện ý cứ vậy mà bỏ qua.
Công Dương Lễ nhìn về phía rừng trúc, bất đắc dĩ lắc đầu nói:
- Tòa cấm chế này có chút cổ quái...
Văn Bạch Tử trầm ngâm một lát, nội tâm chợt cảm thấy áy náy, gã nói:
- Là bởi vì lúc nãy cấm chế sinh biến nên đã ảnh hưởng đến chỗ này. Không sao, tiểu tử kia cũng không đi được xa đâu...
Gã lại nâng viên minh châu trong lên, một lần nữa tiến vào trong rừng trúc.
Thấy thế, hai người kia cũng chỉ còn cách đi theo.
..........
Ở hai bên, cây cỏ phát triển xanh um, tươi tốt. Ở giữa là một con đường mòn chớp động tinh mang, đám người không ngừng men theo con đường này tiến về phía trước, dáng vẻ cẩn thận, đề phòng.
Ba Hóa Thần cao nhân của Cửu Châu đã rời đi, chỉ còn lại sáu người Tùng Vân tán nhân, Mặc Cáp Tề, Văn Huyền Tử, Âm Tán Nhân, Trọng Tôn đạt và Bách Lý Xuyên. Trong lúc bọn hắn đang bước đi, đột nhiên cấm chế sinh bía, nhưng cũng không thể khiến đám người kia kinh hoảng.
- Là Văn Bạch Tử cố ý kích phát cấm chế, ha ha...
Bình thường, Mặc Cáp Tề vốn ăn nói rất có ý tứ. Nhưng lúc lấn thân vào trong chấm chế, tinh thần của lão lại trở nên có chút kích động.
Mới vừa rồi vốn còn cách nhau chừng gang tấc, đảo mắt một cái đã không thấy bóng dáng Văn Bạch Tử đâu nữa. Tùng Vân tán nhân cảm thấy có chút rầu rĩ, dò hỏi:
- Mặc đạo hữu, tại sao lại cười?
- Cấm chế nơi này là do Viễn Cổ Tiên Cảnh lưu lại, dù đã trải qua hơn trăm vạn năm nhưng lại không đánh mất đi uy lực. Nếu như rút dây động rừng thì bất cứ lúc nào cấm chế cũng có thể biến hóa. Mà tên Văn Bạch Tử kia tự cho là mình biết tính toán, lại ngây thơ không biết trong lúc nhất thời đã tự mua dây buộc mình...
Trong lúc nói chuyện, ống tay áo của Mặc Cáp Tề cũng khẽ phất lên, trên tay lão chợt xuất hiện một chiếc khay ngọc hình tròn. Lão vẫn tiếp tục nói:
- Để phá Tiên gia cấm chế này quả thật không dễ. Nhưng muốn từ bên trong tìm ra một con đường đúng đắn thì lại không phải chuyện gì quá khó khăn. Kính xin chư vị lùi lại phía sau, cho ta thử một lần!
Đám người còn lại ai nấy đều cảm thấy do dự, nhưng cũng vội vàng lùi lại, nhường ra một khoảng không, cho Mặc Cáp Tề dễ hành động. Chỉ thấy, lão nâng khay ngọc trên tay, có chút khoe khoang giải thích:
- Đây là Ngũ Hành cấm bàn, là vật tổ truyền của Mặc Môn, có khả năng phân cao thấp với Tiên gia cấm chế...
.....
Cấm chế sinh biến, tự bản thân Văn Bạch Tử cũng âm thầm cảm thấy điềm chẳng lành. Sau khi Lâm Nhất biết rõ nguyên do thì đã không còn ý định vờn nhau nữa, mà nhanh chóng tìm đường thoát ra khỏi rừng trúc.
Lúc ánh mặt trời Xích Minh buông xuống, phiến núi đá khoác lên mình màu áo mới, hương hoa nhàn nhạt, nguyên khí mờ mịt lượn lờ, xinh đẹp động lòng người. Lướt qua trong tòa tiên cảnh kỳ dị này, Lâm Nhất cũng không hề cảm thấy thích ý, trái lại chỉ cảm thấy sợ hãi.
Con đường mòn sớm đã bị tinh mang che lấp, không thấy đâu nữa. Lâm Nhất giữa chốn không người lần mò tiến về phía trước. Huyễn đồng tử của hắn liên tục chớp động, chậm rãi thăm dò vách đá cao chừng trăm trượng, bên tai vang vẳng tiếng nước róc rách.
Lâm Nhất chậm rãi tiến lên, có chút bàng hoàng. Ở bên ngoài, cách hắn chừng trăm trượng là một vũng bích đầm. Trên vách núi có thác nước đổ xuống. Bốn phía là từng hàng tùng quái che trời, còn có đám dây leo cỏ dại sinh trưởng tươi tốt, phủ kín một đình đá bên bờ.
Trái phải cấm chế chẳng có gì đáng ngại. Lâm Nhất từng bước biến đến gần cái đầm kia. Chưa kịp lưu ý đến vẻ dị thường của đầm nước, hắn đã bị đình đá bị rêu cỏ phủ kín gần đó thu hút, nét mặt nghi hoặc không thôi.
Đình đá đã bị đám dây len che lấp hơn phân nửa. Tòa đình đá kia là được xây dựng từ bạch ngọc, kiến trúc cổ xưa. Ở trên vắt ngang một tấm biển, khắc hai chữ “Xích Minh” rất dễ đọc được. Hai bên đình trụ đều treo câu đối, lần lượt là, “nước chảy mờ mịt không dấu vết, gió mát nhẹ vờn tùy ý lay”.