Xuyên Không, Ta Bất Ngờ Mang Con Tái Hôn

Chương 283



Ở ga tàu hỏa, trước khi xuất phát gần một tiếng, Từ Hải Bình kéo Từ Sơn Tùng ra một góc để nói chuyện.

“Sơn Tùng, có chuyện này đến giờ anh vẫn không rõ, lúc đó rõ ràng đã hứa cùng nhau đi thi đại học, vì sao em không tham gia? Em thích buôn bán như vậy sao?”

Từ Sơn Tùng sớm đoán được có một ngày Từ Hải Bình sẽ hỏi chuyện này, anh cũng không có chút bất ngờ nào.

“ Ân, rất thích.” Từ Sơn Tùng nữa giỡn nữa thật cười nói, “Hơn nữa, nếu không đi Lê An buôn bán thì sao có thể gặp được Kiều Hoa?”

Làm sao có thể thu hoạch được một cậu con trai đáng yêu.

Dứt lời, hai người đều bật cười, thật sự bất đắc dĩ.

Từ Sơn Tùng quay đầu, ôn nhu nhìn một lớn một nhỏ cách đó không xa, khóe miệng không tự chủ được mà nở nụ cười.

Từ Sơn Tùng thở dài, trong lòng có chút hụt hẫng, “Hôm qua mẹ nói với anh, số tiền thuốc men để chữa trị cho ba đều là do em kiếm ra. Ba mẹ không biết tiền ở đâu mà có nhưng anh đoán nó có liên quan đến người mà em đi cùng tới phương nam đúng không?”

Ở năm 77, Từ Hải Bình có thể thi đậu đại học chứng minh rằng anh ấy là một người thông minh. Chuyện như vậy Từ Hải Bình đoán được cũng là đương nhiên.

Đối với chuyện này, trong nhà chỉ có mình Vu Chi Lan biết. Sáu năm trước, lúc gần lên xe, Từ Sơn Tùng nói cho Vu Chi Lan biết mọi chuyện cũng không quên dặn bà phải giữ bí mật, không ngời tối qua bà lại nói với Từ Hải Bình.

“Không khác lắm.” Rất nhiều chuyện nhắc lại đã không có ý nghĩa nữa rồi.

Từ Hải Bình hỏi: “Em không hối hận sao?”

Từ Sơn Tùng dừng một chút, lại hỏi anh ấy, “Còn anh? Lúc xuống nông thôn anh có hối hận không?”

Tựa hồ như không đoán được em trai mình sẽ hỏi vấn đề này, Từ Hải Bình suy nghĩ một lúc, anh ấy giống như là đã rơi vào đoạn ký ức của riêng mình.”

“Hối hận? Mỗi ngày đều mệt như vậy, ai xuống nông thôn năm đó mà không hối hận, chỉ là…..” Anh ấy bỗng nhiên nhìn về phía em trai mình, nghiêm túc nói: “Sơn Tùng, so với hối hận anh cảm thấy may mắn nhiều hơn. May mắn vì nằm đó người xuống nông thôn là anh chứ không phải em.”

“Vì sao?” Từ Sơn Tùng hỏi.

Đó là đoạn thời gian mà Từ Hải Bình không muốn nhớ lại nhất, ánh mắt anh hơi động, “Vì sao ư? Bởi vì thời gian đó quá khổ a, quá khổ….”

Từ Hải Bình xuống nông thôn vào những năm 50, năm đó gặp hạn hán lớn, bất luật là nam hay nữ thanh niên đều phải gánh hai thùng nước trên vai, đi một đoạn đường núi rất xa để khiêng nước về tưới lúa.

Đường núi gập ghềnh, hai xô nước đè nặng gánh đôi vai, chờ đi khi về tới ruộng thì vai vì bị ma sát mà sưng đỏ, chân thì tê liệt không có cách nào đứng dậy nổi.

Thật vất vả mới vượt qua hạn hán, lại phải đi đào mạch nước, người ở nông thôn còn không chịu nổi vất vả nói chi là những thanh niên tri thức từ thành phố xuống. Năm tháng đó chính là ác mộng của bọn họ.

Mỗi ngày trôi qua vừa khổ vừa mệt nhưng vẫn phải cắn răng kiên trì. Mỗi ngày trời chưa sáng đã đi làm đến khi tối mịt mới kết thúc công việc, cơm canh đưa đến chỉ toàn là thức ăn nguội lạnh. Vốn dĩ đã không có canh rồi còn phải ăn bột ngô khô cứng. Có đôi khi bọn họ không còn sức nữa, chỉ bỏ vào miệng nhai nhai một chút uống nước cho qua ngày.

“Kỳ thức những việc đó vẫn chưa là gì, khổ nhất vẫn là đợt thu hoạch hè, người ở đó gọi là “mùa rồng tranh ăn”. Khi đó, ba giờ đã phải thức dậy, làm đến 12 giờ trưa mới được nghỉ. Mồ hôi thì nhễ nhại, miệng lưỡi thì khô khốc….Sau đó còn phải khiêng bao lúa năng 150 cân trên vai tới kho lúa.”

(*) 1 cân = 0,5 kg

“1 km đã mệt huống chi là 50 km. Lúc đó khí lực không biết ở đâu ra, đi đến nữa đường, xương cốt muốn gãy, chỉ có thể lung lay bước đi tiếp. Thật may không bị té ngã, bằng không thì cái eo này coi như bỏ.”

“Quá khổ, thật sự quá khổ.”

Đang cảm thán, Từ Hải Bình bỗng nhiên cười, “Chính là cứ như vậy cho dù mệt thì vẫn phải tiếp tục làm? Làm khổ làm mệt cũng chỉ dám tự than với bản thân.”

Sau này cuộc sống tốt hơn, nhưng những vất vả năm ấy vẫn còn lưu lại trên người Từ Hải Bình. Rõ ràng anh ấy chỉ hơn Từ Sơn Tùng 5 tuổi nhưng lại giống như cách nhau 10 tuổi.

Bờ vai của Từ Sơn Tùng bởi vì lao động ở nông thôn cho nên u lên một cục.

“Anh…..” Nhìn thân hình gầy gò ốm yếu của Từ Hải Bình, Từ Sơn Tùng không biết nói gì.

Tầm mắt Từ Sơn Tùng dần mơ hồ, cổ họng tràn đầy chua xót.

Anh biết anh trai mình ở nông thôn khổ cực nhưng chưa từng biết những chuyện này.

Anh trai không nói, anh không hỏi, nhưng hai người họ ăn ý mười phần, mỗi người đều vì gia đình mà trả giá rất lớn.

Muốn công bằng sao, thế gian này thật sự không có gì là công bằng cả.

“Kỳ thật cũng không sao! Con người mà rất mau quên. Mấy năm đó tuy rằng mệt nhưng bây giờ nhớ lại thì chẳng còn cảm giác gì! Chuyện đã qua rồi thì cứ để nó qua đi! Anh đã từng hối hận nhưng cho chọn lại một lần nữa, anh vẫn sẽ đi xuống nông thôn.”

Từ Hải Bình nói, từng câu từng chữ đều là thật lòng.

“Anh, em cũng vậy. Có đôi khi em cảm thấy hối hận, nhưng nếu quay lại, em vẫn sẽ chọn như thế.”

Có một số việc, không cần nói quá rõ ràng, càng mơ hồ càng tốt.

Bất luận như thế nào, hiện tại đều đã khác.

“Sơn Tùng, em vĩnh viễn là em trai anh.”

“Anh, anh cũng vậy.”

“Hẹn gặp lại.”

“Hẹn gặp lại.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.