Ngày hôm sau, Tiêu Hàn Tranh nói với Mạc Thanh Lăng, tức phụ của mình muốn dạy miễn phí cách làm miến cho mọi người.
Mạc Thanh Lăng rất vui mừng, còn chủ động nói để cho Thời Khanh Lạc đến huyện nha dạy, hắn ta sẽ sắp xếp chỗ và người trợ giúp.
Cùng ngày, Thời Khanh Lạc rửa ngâm đậu xanh.
Ngày tiếp theo, mang đi huyện thành.
Mạc Thanh Lăng để cho người dán thông báo, còn đi trong huyện thành tuyên truyền một phen.
Vì vậy người đến học làm miến cũng rất nhiều.
Đặc biết là người học được cách làm băng kiếm được tiền, vừa nghe nương tử Tiêu tú tài muốn dạy mọi người một đồ ăn hiếm lạ, rối rít chạy đến.
Thời Khanh Lạc cầm đậu xanh đã được ngâm xong, vừa giảng cho mọi người nghe vừa làm thử.
Sau khi làm xong miến, còn viết mấy cách nấu ăn với miến ra.
Ví dụ như thịt heo cải trắng hầm miến, tương đặc chưng miếng, thịt dê khô xào miến, miến nấu nồi đất,...
Bên này Bạch Hủ cũng để cho đầu bếp Bạch gia đến học cách làm miến, cũng ghi xuống công thức nấu ăn với miến, chuẩn bị sẽ làm thử ở tửu lầu.
Bình thường mọi người dùng đầu xanh nấu cháo, cũng rất ít xem đậu xanh thành lương thực chính, cũng vì vậy không ngờ đậu xanh còn có thể làm được miến.
Học cũng không khó.
Vì vậy người học được, trở về thử một chút, lại dùng công thức nấu ăn Thời Khanh Lạc dạy, phải nói mùi vị rất là ngon.
Trước kia nhiều người gọi Thời Khanh Lạc là nương tú của Tiêu tú tài, bây giờ có không ít người gọi nàng là Thời nương tử.
Đây cũng là một cách thừa nhận và tôn trọng đối với nàng.
Ở huyện thành dạy ba ngày cách làm miến, Thời Khanh Lạc sau đó nàng không đi nữa.
Để cho người muốn học trực tiếp đến thôn Hạ Khê tìm nàng.
Chỉ cần có người muốn học, nàng sẽ dạy.
Sau đó bắt đầu dạy người trong thôn.
Cũng vì vậy, rất nhanh trong thôn có mười mấy thôn dân đặc biệt bán miến.
Cũng không ít người ngoài nghe được, từ nơi khác đến đây học.
Tất nhiên phần lớn những người này đều là thương nhân.
Tên tuổi của Thời Khanh Lạc cũng bắt đầu dần dần lan truyền ra.
Đặc biệt khi mọi người biết, phương pháp làm ra băng và xi măng đều là do nàng dạy, thì nàng càng nổi tiếng hơn.
Sau khi miến ở huyện Nam Khê truyền ra, tất nhiên có người làm bán đến những nơi khác, trong đó có cả kinh thành.
Tửu lầu Bạch gia, đầu tiên đẩy ra một loạt đồ ăn có miến, còn thuận tiện nhắc đến Thời Khanh Lạc.
Chuyện về cách làm xi măng chính là do Thời Khanh Lạc lấy ra, để cho tướng công mình dâng lên cho hoàng thượng, chuyện này cũng được truyền ra.
Người kinh thành cũng được lợi từ xi măng, cho nên tên tuổi của Thời Khanh Lạc cũng được rất nhiều người biết đến.
Dĩ nhiên, đây là chuyện sau này.
Dạy xong cách làm miến cho mọi người, Thời Khanh Lạc gọi cha con Tiêu Mộc cùng làm ván trượt.
Ngày này, Tiêu Hàn Tranh và bạn cùng trường đi huyện thành, thạm gia tiệc ngắm hoa của vị cử nhân kia.
Trên thiệp mời viết, nếu như có gia quyến, có thể mang theo, nương tử của Cử nhân sẽ chiêu đãi.