Xuyên Thành Vợ Trước Của Nam Chính Bị Lưu Đày

Chương 48



Chuyện xảy ra đối với Thúy Lan thẩm, đúng như những gì Phục Nguy dự liệu, khi những thôn lân cận cũng biết tin thì đã gây chấn động rất lớn.

Những thôn làng này khắp nơi đều có không ít phụ nhân thích buôn chuyện, cũng từng gây ảnh hưởng đến mạng người, vậy mà chưa bao giờ thấy nha môn quản tới.

Nhưng nha môn lại quan tâm chuyện của Phục gia, có thể thấy được Phục gia này và những người trong nha môn có giao tình.

Vì những lời đồn đại như vậy, bọn đạo chích, những kẻ đã phát hiện đời sống của Phục gia ngày càng tốt hơn đã có ý nghĩ xấu, nhưng giờ lại sợ đắc tội nha môn, nhất thời tạm ngừng tâm tư.

Hơn nữa, chuyện của Thúy Lan thẩm đã giải quyết xong, và với những lời đồn đại như bùa hộ mệnh này, Ngu Huỳnh cũng không dám trì hoãn mà gửi 100 văn tiền đưa cho Hoắc nha sai.

Buổi sáng, nàng và Hà thúc Hà thẩm, cùng với đại huynh sau khi vào núi hái thảo dược xong thì trở về.

Nàng dẫn Phục An cùng đến cửa thôn chờ xe bò của Trần đại thúc để đi huyện Ngọc.

Khi Trần đại thúc đến, cũng có đem theo cặp nạng lúc trước Ngu Huỳnh đã đặt làm.

Ngu Huỳnh bảo Trần đại thúc chờ một lúc, sau đó cùng Phục An mang cặp nạng này trở về nhà.

Ngu Huỳnh đem nạng đến trước mặt Phục Nguy, do đang vội nên nàng chỉ đơn giản hướng dẫn Phục Nguy và đại huynh cách sử dụng nạng.

Dù sao cả hai chân của Phục Nguy đều bị gãy, chân không có chút lực nào, chỉ dùng hai tay chống, vì thế rất khó để xuống đất hoặc ra khỏi nhà. Hiện tại cặp nạng này cũng chỉ để hắn có thể hoạt động trong phạm vi nhỏ mà thôi.

Chờ hơn nửa tháng nữa thì có thể tháo tre cố định xuống, hai chân hắn vẫn chưa thể đi lại ngay, còn phải tĩnh dưỡng thêm khoảng hai mươi ngày nữa, vào lúc này cặp nạng này mới phát huy tác dụng cao nhất.

Ngu Huỳnh mơ hồ biết tính khí của Phục Nguy, vì thế luôn mãi căn dặn: "Huynh không nên cậy mạnh mà xuống giường, coi như muốn xuống giường thì cũng nhờ đại huynh đỡ mới được. Xuống giường cũng không được quá nửa khắc."

Phục Nguy thấy nàng cố ý đặt làm cặp nạng cho mình, trong con ngươi xẹt qua ý cười.

Hắn quay đầu lại nhìn nàng, nhẹ nhàng nói: "Ta cũng không phải người thích thể hiện."

Ngu Huỳnh nhắc lại chuyện xưa: "Người luôn thể hiện sẽ không thừa nhận mình hay thể hiện, lúc trước chuyện huynh thể hiện đến té bị thương ở vai đấy, ta còn chưa quên đâu."

Phục Nguy im lặng, lại nghe nàng nói với đại huynh: "Đại huynh, buổi trưa trước khi ra ngoài huynh hãy trông chừng nhị lang, sau buổi trưa huynh rời khỏi đây nhớ đem theo cặp nạng này để ở nhà ngoài. "

Phục Nguy:....

Nàng cuối cùng vẫn không yên tâm về hắn?

Phục Chấn gật đầu: "Huynh sẽ chú ý đệ ấy."

...

Phục Nguy nghe bọn họ đối thoại, nhất thời cảm thấy mình như một hài tử không an phận, buộc người lớn phải trông chừng mình.

Phục Nguy bất đắc dĩ nói với nàng: "Nàng đi nhanh đi, đừng để người khác đợi lâu."

Ngu Huỳnh gật đầu, lại bổ sung thêm một câu: "Những thứ huynh cần ta sẽ nỗ lực tìm."

Sau khi Ngu Huỳnh rời đi, Phục Nguy và Phục Chấn mắt to mắt nhỏ mà nhìn nhau chằm chằm.

Sau một lúc im lặng, Phục Nguy cầm lấy cái nạng, phá vỡ sự im lặng: "Làm phiền đại huynh. "

*

Lại nhắc đến chuyện Ngu Huỳnh đến huyện Ngọc, nàng lại không đi thẳng đến nha môn.

Nếu ở nha môn dám ngang nhiên mà hối lộ, lá gan nàng đúng là quá lớn rồi, hoặc là có bao nhiêu đơn thuần để làm ra việc này?

Nghe Trần chưởng quỹ nhắc qua, bình thường Hoắc nha sai cứ hai đến ba ngày đều sẽ đến quán ăn Ngô ký dùng cơm. Vì thế Ngu Huỳnh cũng đem bạc đến quán ăn Ngô ký gửi cho Trần chưởng quỹ, nhờ giao lại cho Hoắc nha sai.

Sau khi gửi bạc xong, nàng và Phục An cùng đi đến khách đ.iếm Bồng Lai.

Lúc đầu Phục An vẫn còn do dự níu chặt xiêm y không dám đi vào, Ngu Huỳnh nhìn thấy xiêm y của cậu toàn là vải thô, biết cậu quan tâm đến điều gì.

Mặc dù hiện tại xiêm y của đại huynh đại tẩu cơ bản cũng không thể mặc được, nhưng cũng đành phải vậy, ngay cả xiêm y của Phục Nguy cũng không phù hợp với mùa này, nhưng dù sao cũng đều là đồ mới.

Vốn dĩ nàng muốn đại tẩu làm giúp một chiếc sấn y bên trong, bởi vì nàng chỉ có một chiếc, tấm áo kia đã bị cắt đi làm chuyện khác.

Nhưng đại tẩu đã nói phải may cho nàng thêm một chiếc ngoại sam.

Đến lúc đó sẽ có xiêm y mới, nhưng La thị và hai đứa trẻ sẽ không có, La thị có hay không cũng không sao, nhưng hai đứa trẻ thì sao?

Suy tư một hồi, Ngu Huỳnh quyết định một lát sẽ đi đến tiệm vải xả thêm ít vải vóc, đơn giản đều may cho cả nhà một bộ xiêm y mới.

Nếu sợ gây chú ý, nhưng giữa chuyện ra vẻ và chuyện không có xiêm y mặc là không giống nhau, thường ngày có thể không mặc, nhưng khi đến huyện Ngọc cũng có thể mặc.

Phục An do dự một chút, vẫn cúi đầu đi theo tiểu thẩm vào trong khách đi.ếm.

Tiểu nhị A Phúc nhìn thấy Dư nương tử vừa tiến vào, trên mặt nhất thời hiện lên ý vui mừng, vội vàng tiến lên nghênh đón.

Thời điểm châm trà hắn nhỏ giọng nói: "Gần đây càng ngày càng có nhiều dược thương đến tá túc, Dư nương tử có hứng thú không?"

Ngu Huỳnh vốn là có ý định nhận thêm các đơn hàng nhỏ, liền thấp giọng nói: "Vậy thì làm phiền ngươi lưu ý giúp."

Suy nghĩ một chút, lại nói: "Không nên giăng lưới rộng quá, nên quan sát trước xem dược thương nào đáng tin cậy hơn."

A Phúc biết việc này không thích hợp lộ ra, nên nhanh chóng đáp ứng.

Sau khi Ngu Huỳnh và Phục An ăn xong bát mì thì rời khỏi khách điế.m.

Đầu tiên Ngu Huỳnh đưa Phục An đến tiệm vải mua thêm một ít vải vóc. Sau khi mua vải xong, Ngu Huỳnh đi dạo quanh vài con phố, cuối cùng nhìn thấy gian hàng bán thịt thú rừng.

Dừng lại trước gian hàng để tìm kiếm, nhìn thấy thịt một con hươu rừng đã bán được phân nửa. Có lẽ là da hươu đã bị hỏng nên thợ săn đã lột vài miếng đặt chúng sang một bên.

Ngu Huỳnh nhớ tới Phục Nguy đã nói loại da dùng làm dây cung tốt nhất chính là da hươu hoặc da bò, nhưng nếu không có thì có thể mua gân thú.

Ngu Huỳnh ngồi xổm xuống hỏi giá cả thịt hươu, là 20 văn tiền một cân, so với thịt heo đắt hơn rất nhiều.

Nếu không phải Phục Nguy cần dùng đến da hươu, Ngu Huỳnh sẽ đứng dậy và bỏ đi ngay sau khi hỏi giá cả.

Sau khi suy nghĩ một chút, nàng lại hỏi da hươu bên cạnh bán như thế nào.

Thợ săn liếc mắt nhìn nàng, nói rằng: "Nếu như nương tử mua hai cân thịt, ta sẽ bán toàn bộ da hươu này cho nương tử với giá 10 văn tiền. "

Da hươu ở huyện Ngọc vẫn đáng giá mấy văn tiền, nhưng nó đã bị hư, ở tiệm cầm đồ cũng không trả được bao nhiêu.

Hơn nữa da chưa qua xử lý, tiệm cầm đồ sẽ không thu về.

Bởi vì muốn giữ cho thịt tươi ngon, thợ săn cũng không lột da trước, dự định mang về khâu thành ống tay áo.

Nếu đã có người hỏi mua, vậy thì phải mua chung với thịt.

Ngu Huỳnh nghe hắn yêu cầu mình mua hai cân thịt hươu, trong lòng đã từ chối. Nhưng nghĩ đến sự nguy hiểm khi vào núi hái thuốc, ngay cả khi ở bên ngoài núi cũng có mấy phần hung hiểm, hơn nữa sau này thiên hạ sẽ đại loạn, chiếc nỏ này rất cần thiết.

Ngu Huỳnh miễn cưỡng cắt xuống hai cân thịt hươu, và lấy những miếng da hươu đó.

Đã mua thịt hươu nhưng cũng không thể tùy tiện nấu nướng, vì vậy Ngu Huỳnh đã bỏ ra 2 văn tiền mua một cái hũ nhỏ đựng nước tương.

Hôm nay phải đi đến chỗ lý chính thương lượng việc thuê đất, vì thế Ngu Huỳnh lại mua thêm hai cái bánh gạo. Một cái sẽ gửi cho lý chính để lấy ân tình, một cái giữ ở nhà để dùng.

Mua xong nước tương chuẩn bị trở về, khi đi ngang qua gian hàng bán gà con, gà con có bộ lông mềm mại màu vàng lẫn màu đen, líu ra líu ríu réo lên không ngừng, rất dễ thương.

Phục An nhìn thấy chúng, hầu như không nỡ dời bước.

Ngu Huỳnh cân nhắc một hồi thì hỏi giá, gà con giá 3 văn tiền một con. Nàng mua 8 con, lại tiêu đi 24 văn tiền.

Mỗi khi đến huyện Ngọc, Ngu Huỳnh đều cảm thấy tốn rất nhiều bạc, trong lòng nàng đang âm thầm rỉ máu.

Nhưng nghĩ đến mấy con gà con sau này có thể đẻ trứng, cũng có thể ấp ra gà con nữa, nàng lại không thấy đau lòng số bạc này nữa.

Nhấc theo lồng gà con trở về, nàng nói với Phục An: "Chờ sau này gà con lớn lên, cũng có thể đẻ trứng, sau này chúng ta không cần tốn tiền cũng có trứng gà để ăn."

Nghe vậy, Phục An nhìn gà con trong lồng tre nhỏ, thì thầm: "Gà con, gà con, mau mau lớn lên đẻ trứng."

Ngu Huỳnh gõ nhẹ lên trán của cậu: "Phải còn tới mấy tháng nữa."

Phục An ngẩng đầu, hỏi: "Nếu qua mấy tháng nữa, vậy đến lúc đó thì chân của tiểu thúc có phải là đã lành rồi hay không ạ?"

Ngu Huỳnh cười nói: "Đến khi đó chắc chắn đã lành."

Hai chân Phục Nguy lành rồi, tiếp sau đó chính là sẽ đến làm phụ tá cho tri huyện huyện Ngọc, cũng sẽ không vì hai chân tàn phế mà tủi nhục.

Huống hồ nàng cũng coi như là có quen biết với Hoắc nha sai. Tương lai sau này dù thế nào đi chăng nữa, nếu như Phục Nguy ở nha môn làm việc, Hoắc nha sai cũng sẽ cho hắn hai phần sắc mặt tốt.

Đến khi trở lại thôn Lăng Thủy, Phục Chấn và Hà thúc Hà thẩm đến thăm Hà đại lang cùng Tống tam lang vẫn chưa về.

Nhìn thấy mấy con gà con, Phục Ninh mở to đôi mắt, thận trọng đến gần chỗ gà con, ngồi xổm xuống và duỗi bàn tay bé nhỏ ra nhẹ nhàng vuốt ve.

Ngay cả Ôn Hạnh cũng rất yêu thích những chú gà con khả ái này, vì thế tụ tập chung với hai đứa trẻ mà vây xem.

Ngu Huỳnh nhìn thấy hình ảnh này, không khỏi cảm thấy buồn cười.

Sau khi rửa tay, nàng nói cùng La thị: "Nương, lát nữa nương đi cùng con đến nhà lý chính một chuyến nhé, con nghĩ chắc Hoắc nha sai cũng đã nói chuyện thuê đất với lý chính rồi, vì vậy đợi sắt đang còn nóng chúng ta đến nói với lý chính một tiếng, rằng ngày mai sẽ đi xem đất thuê."

La thị đáp một tiếng, Ngu Huỳnh đem thịt hươu đưa cho đại tẩu: "Đây là thịt hươu, tẩu cắt ra phân nửa hầm củ cải tối nay chúng ta ăn."

Nghe nói là thịt hươu, Ôn Hạnh không khỏi kinh ngạc, ngay cả La thị cũng kinh ngạc hỏi: "Sao đột nhiên lại mua thịt hươu? "

Ngu Huỳnh tất nhiên không thể nói rằng Phục Nguy muốn mua da hươu vì thế nàng mới mua thịt hươu, nàng chỉ có thể nói: "Thịt hươu rất bổ dưỡng, con nghĩ mọi người trong nhà thân thể không được tốt, vì thế đi mua hai cân thịt để bồi bổ một chút."

La thị không biết nó có thật sự bổ dưỡng hay không, nhưng bà cảm thấy Lục nương hiểu y thuật, nếu nói là bổ dưỡng, vậy thì là bổ dưỡng.

Ngu Huỳnh lo lắng đại tẩu sẽ không biết cách xử lý, vì vậy nàng đã nói với tẩu ấy cách làm.

"Cách làm món thịt hươu này cũng không quá phức tạp, đầu tiên là chặt thịt thành từng khối, củ cải cũng cắt thành miếng đem chần qua nước rồi để dùng sau. Sau khi đun nóng nồi thì cho hai muỗng mỡ heo và gừng thái sợi vào xào thơm, tiếp theo bỏ thịt hươu vào xào một lúc, xong thì cho thêm ba bát nước tương vào, tiếp đến cho củ cải vào, sau cùng thì cho thêm một bát nước vào đun lửa nhỏ từ từ cho đến khi cạn nước là được."

Ôn Hạnh sợ mình quên, nên vội vàng nhẩm đi nhẩm lại qua một lần.

Sau khi bàn giao hết, Ngu Huỳnh đem cất tấm da hươu đi, dự định sau khi từ nhà lý chính quay lại sẽ xử lý nó.

Ngu Huỳnh cầm một phần bánh gạo đi với La thị tới nhà lý chính.

Nhà của lý chính tuy rằng cũng là nhà tranh, nhưng so với Phục gia lớn hơn rất nhiều, hơn nữa nhìn cũng rất chắc chắn.

Nghe nói La thị và tức phụ Phục gia đã đến, lý chính vội vã từ trong nhà đi ra ngoài đón.

Hoắc nha sai đã đích thân đề cập đến vấn đề đồng ruộng, vì vậy lý chính không dám buông lơi.

Ngu Huỳnh đem bánh gạo đưa cho lý chính, cười nói: "Ngày hôm nay ta có đi tới huyện Ngọc, nghe Phục An nói trong nhà lý chính cũng có mấy đứa trẻ, vì vậy cháu đã mua một ít bánh gạo, để lý chính dỗ dành mấy đứa nhỏ."

Lý chính nói: "Tới thì cứ tới thôi, còn mang lễ vật gì, khách sáo quá."

Mặc dù là nói như vậy, nhưng vẫn cười vui vẻ tiếp nhận phần bánh gạo.

Ngu Huỳnh và lý chính nói về chuyện ruộng đất, lý chính nói: "Hiện tại quả thật có giữ lại mấy mẫu đất tốt, chỉ có điều tiền thuê hơi cao một chút."

Ngu Huỳnh hỏi: "Một mẫu đất như vậy một năm thì phải tốn bao nhiêu bạc?"

Hiện tại đồng ruộng ở triều đại này vẫn cho thuê, và có lẽ không lâu trong tương lai sẽ không cần thu địa tô mà chỉ cần nộp thuế. Nhưng sau đó nữa, kỳ thực cũng không khác gì bây giờ.

Lý chính trả lời: "Một năm 400 văn tiền, một thạch lương thực. Vì mùa gieo trồng này đã trôi qua, năm nay cũng chỉ còn vài tháng, nên nương tử chỉ cần trả 50 văn tiền, tranh thủ mấy tháng này nương tử có thể trồng một ít rau, cũng có thể kiếm được một ít bạc."

Ngu Huỳnh gật đầu và ước tính số bạc hiện tại của mình.

Phải để dành tiết kiệm lại một ít để đề phòng những trường hợp khẩn cấp, còn phải thuê người đến hỗ trợ canh tác, số bạc có thể dùng chỉ đủ thuê hai mẫu đất.

Lý chính thấy Dư thị cau mày tính toán, liền nói: "Nếu như trong tay Dư nương tử không có đủ số bạc này, kỳ thực là có thể đưa trước bạc năm nay trước, chờ sang năm thì có thể đưa thêm."

Nghe vậy, trong lòng Ngu Huỳnh nhất thời được thả lỏng, nếu như vậy thì có thể thuê ruộng lớn hơn một chút.

Ngu Huỳnh suy nghĩ một chút thì quyết định: "Vậy cháu thuê năm mẫu đất."

Nghe vậy, lý chính và La thị, còn có phụ nhân đang bận việc một bên đều bị sốc.

Phải biết rằng, thôn dân ở thôn Lăng Thủy, nếu như dư dả một chút cũng chỉ thuê một mẫu đất.

Nếu như không có bạc, thì mấy nhà sẽ hùn lại mới thuê được một mẫu đất để canh tác. Dư nương tử này khẩu khí thật là lớn, ngay một lúc lại muốn thuê nhiều đất như thế.

Lý chính tỉnh táo lại, khuyên bảo: "Cho dù năm nay không trồng được loại lương thực nào cũng phải giao 200 văn. Hơn nữa, mặc dù bây giờ nương có thể trả được nhiều bạc như thế, nhưng đến sang năm vẫn phải đưa hết 2000 văn tiền cùng một lúc.!"

Ngu Huỳnh thong dong nói: "Cháu biết, nhưng cháu vẫn quyết định thuê năm mẫu địa."

Một số loại thảo dược thông thường trồng nửa năm là có thể thu hoạch, nhưng có một ít thảo dược muốn thu hoạch phải đợi ít nhất một năm. Nếu như nàng muốn trồng cả thảo dược và lương thực, vậy thì càng cần nhiều đất hơn.

Lý chính nghe vậy, nhìn về phía La thị, nói: "La thị, bà mau mau khuyên nhủ tức phụ nhà bà đi."

La thị vốn cũng cảm thấy năm mẫu đất này thật sự hơi nhiều, nhưng bà vẫn nói: "Mọi chuyện nhà ta đều do Lục nương làm chủ, Lục nương muốn thuê năm mẫu thì năm mẫu."

Hai tức phụ trong nhà và thê tử của lý chính sau khi nghe được lời La thị nói, đều cảm thấy khó tin mà nhìn về phía Dư thị.

Bọn họ không khỏi thắc mắc Dư thị này đến cùng đã có bản lãnh gì. Kể từ khi nàng được gả vào Phục gia, cuộc sống của Phục gia ngày càng phất lên không ngừng, hơn nữa hiện tại Phục gia còn để một phụ nhân như nàng làm chủ, quả thực khó mà tin nổi.

Lý chính nghe được La thị nói như vậy, cũng không khuyên nữa, chỉ nói: "Nếu như các người vẫn khăng khăng muốn thuê nhiều đất như thế thì ta cũng sẽ nói rõ, nếu như sang năm đến thời điểm giao tiền thuê, các người không bỏ ra nổi số bạc này thì sẽ phải thu hồi đất lại."

Ngu Huỳnh gật đầu.

Sau khi ở lại nhà lý chính chừng một khắc, Ngu Huỳnh đã khước từ lời mời khách sáo của lý chính giữ lại dùng cơm, còn hẹn chắc chắn sáng mai hai bà tức nàng sẽ đến xem mẫu đất.

Về đến nhà, Ngu Huỳnh đi vào nhà bếp xem thành quả của đại tẩu.

Khi nắp nồi được nhấc lên, liền có một hương thơm tỏa ra theo làn hơi nóng.

Ngu Huỳnh liếc nhìn món thịt hươu hầm, hít hà mùi thơm, khoa trương nói: "Đại tẩu không chỉ biết làm xiêm y, còn nấu ăn giỏi như vậy, đại huynh cưới được đại tẩu thật sự là có phúc lớn."

Ôn Hạnh nghe vậy, đỏ mặt, cúi đầu nhỏ giọng nói: "Ta có thể gả cho đại lang mới là có phúc khí."

Ngu Huỳnh cười cười, liếc nhìn da mặt của đại tẩu bị bỏng nắng khi ở trong mỏ đá, đề nghị: "Một lát muội sẽ đưa cho đại tẩu chút thảo dược để trị bỏng nắng."

Ôn Hạnh nghe vậy, sờ sờ mình mặt, lại nghĩ đến mặt và nửa thân người của trượng phu đều bị bỏng nắng thì hỏi: "Đại lang huynh ấy cũng bị cháy nắng nặng, vậy muội có thể làm thêm một ít hay không?."

Ngu Huỳnh cười đáp: "Đương nhiên có thể."

Đang lúc tẩu tức hai người đang tán gẫu, bên ngoài đột nhiên vang lên tiếng mở cửa rào tre, tiếp theo là tiếng bước chân gấp gáp kèm giọng nói vội vã của Phục Chấn: "Đệ tức, muội mau đến đây xem thử cho Tống tam lang một cái!"

Ngu Huỳnh nghe vậy, nụ cười trên mặt nhất thời thu lại, vội vã cùng đại tẩu từ trong nhà bếp đi ra.

Vừa ra ngoài liền nhìn thấy đại huynh cõng Tống tam lang máu me khắp người đi vào sân. Đồng thời còn có Hà thúc Hà thẩm, sắc mặt lo lắng gấp gáp và Hà đại lang cùng bước vào.

Cảnh tượng này quá mức đẫm máu, sợ sẽ doạ đến hài tử, Ngu Huỳnh vội vã yêu cầu La thị đưa Phục An Phục Ninh vào trong nhà.

Phục Chấn bảo thê tử đem chiếu ra, sau đó trải ở dưới mái hiên.

Với sự giúp đỡ của Hà đại lang, Phục Chấn từ từ đặt Tống tam lang lên trên chiếu.

Tống tam lang vẫn chưa hôn mê, chỉ là cắn chặt hàm răng gắng gượng.

Sắc mặt Ngu Huỳnh ngưng trệ hỏi: "Sao lại như vậy?"

Hà đại lang vội kể lại: "Hôm qua nửa đêm trời mưa, mái nhà vốn đã rất trơn, nhưng chủ nhân vẫn nhất quyết bắt chúng ta sửa lại mái nhà. Tống tam lang sơ ý trượt chân té từ trên mái nhà xuống, chủ nhân lại không chịu thỉnh đại phu cho hắn, nói cái gì mà chuyện này là do hắn không để ý nên chỉ băng bó sơ xài, nhưng máu không thể cầm được, không còn cách nào khác chỉ có thể đem hắn mang về đây xem thử một chút."

Chủ yếu là do y quán cách huyện Ngọc rất xa, hơn nửa bọn họ nhớ tới Ngu Huỳnh đã chữa lành đôi mắt cho La thị, lại am hiểu thảo dược, vì thế bọn họ đã đưa người vê đây.

Ngu Huỳnh nghe vậy thì nhìn về phía Tống tam lang.

Trên trán Tống tam lang có một lỗ vết thương, ngay cả xiêm y bị dính máu, nàng vội hỏi: "Ngoại trừ phần đầu, còn có chỗ nào té bị thương?"

Tống tam lang hít sâu một hơi, yếu ớt đáp: "Ở khuỷu tay trái và đầu gối."

Ngu Huỳnh kiểm tra độ sâu của vết thương trên trán, lại hỏi: "Có chảy nhiều máu không?"

Hà đại lang vội vã nhớ lại, sau đó trả lời: "Cảm thấy cỡ nửa bát máu, còn trên đường bị chảy bao nhiêu máu thì ta cũng không rõ."

Ngu Huỳnh cau mày.

Sau khi kiểm tra cái trán, nàng lại nhìn sang cánh tay và đầu gối.

Chỗ bị thương nặng nhất chính là đầu gối, mặc dù đã dùng vải băng lại nhưng vẫn không ngừng rỉ máu.

Nàng chậm rãi tháo băng vải ra, bên dưới băng vải có một cái lỗ lớn, giống như là bị một miếng ngói đâm vào.

Ngu Huỳnh nghiêm mặt nói: "Trán và tay đều không cần khâu, nhưng chỗ đầu gối này cần phải khâu lại mới được."

Mặc dù Ngu Huỳnh học trung y, nhưng việc biết khâu vết thương trong trung y cũng không phải chuyện gì đáng ngạc nhiên, hơn nữa nàng vốn muốn tiếp quản quán trung y của tổ phụ, vì thế nàng cũng học được kỹ năng khâu vá.

Mặc dù có thể khâu, nhưng bây giờ không có dụng cụ khử trùng, rất khó để khâu vết thương. Nhưng không khâu mà chỉ băng bó sẽ rất khó lành, cũng dễ bị nhiễm trùng.

Nghe được bắt buộc phải khâu, mấy người bọn họ đều sửng sốt, Hà đại lang hỏi: "Tại sao cần phải khâu?"

Ngu Huỳnh hỏi bọn họ: "Chưa từng nghe nói tới việc vết thương cần phải khâu sao?"

Hà đại lang đáp: "Chỉ nghe nói qua, chưa từng nhìn thấy."

Nếu đã từng biết đến, Ngu Huỳnh cũng không giải thích tỉ mỉ, chỉ nói: "Vết thương của huynh ấy quá sâu, nếu chỉ băng bó bình thường thì vết thương rất dễ bị nứt lần nữa, có thể bị chảy máu còn bị bưng mủ..., đến lúc đó chân sẽ không giữ lại được."

Nghe vậy, sắc mặt của mọi người đều thay đổi, Tống tam lang cắn răng, nói: "Khâu đi."

Ngu Huỳnh được hắn đồng ý, liền bắt đầu hành động.

Để tránh vết thương chảy máu quá nhiều, nàng lại cắt vải và băng bó vết thương cho hắn.

Sau khi băng bó cẩn thận, nàng bảo đại huynh lập tức đi gánh một ít nước sông sạch về, còn nàng thì vào nhà đem kim chỉ và kéo, cùng một ít vải bố trắng đem ra.

Nước đã được gánh về, đại tẩu bèn lấy đi nấu một nồi nước nóng.

Nàng dùng cây kéo bẻ chiếc kim thành một chiếc kim cong, chờ nước sôi, nàng đổ hai bát nước nóng vào nửa chậu nước lạnh để nước ấm nhanh hơn.

Sau đó Ngu Huỳnh lại bỏ cây kéo và kim chỉ vào nồi để nấu.

Bên kia, khi Phục Chấn bọn họ trở về, Phục Nguy đã bảo Phục An vào vén rèm cửa sổ lên, sau đó hắn cố gắng di chuyển đến cuối giường, nhìn xuống mái hiên ở ngoài cửa sổ.

Từ việc Ngu Huỳnh trấn định kiểm tra vết thương cho Tống tam lang cho đến hiện tại, mọi việc đều đâu vào đấy một cách trật tự, Phục Nguy đều nhìn thấy tất cả.

Đối lập với sự hoảng loạn của những người khác, nàng ấy có vẻ bình tĩnh và thong dong lạ thường.

Nước gần như đã đủ độ ấm nên Ngu Huỳnh liền mở băng vải trên vết thương của Tống tam lang ra, sau đó cọ rửa vết thương để tránh cát đá bị lưu lại bên trong.

Tuy rằng việc dùng nước rửa vết thương là điều cấm kỵ, dễ bị nhiễm trùng nhưng cũng không còn cách nào khác, hiện tại cũng chỉ có thể như vậy.

Đơn giản tẩy rửa xong, Ngu Huỳnh cầm lấy chiếc kim cong, nhìn về phía Tống tam lang, nói: "Sẽ rất đau, không có cách nào khác để giảm đau, huynh chỉ có thể chịu đựng."

Dù sao Tống tam lang cũng trải qua nhiều gian nan, hắn đương nhiên chịu đựng được nỗi đau khổ, nói thẳng: "Huynh có thể chịu được."

Ngu Huỳnh đưa một mảnh vải sạch cho hắn để cho hắn cắn chặt vào, sau đó bảo Hà đại lang và đại huynh giữ người hắn lại, để tránh hắn bị đau mà vùng vẫy.

Bởi vì cảnh tượng có chút không thoải mái, Ngu Huỳnh yêu cầu Hà thúc Hà thẩm và đại tẩu tránh mặt sau đó mới bắt đầu hạ kim khâu.

Từng tiếng kêu rên vì đau đớn không chịu nổi truyền vào nhà trong, Phục An Phục Ninh sợ đến sắc mặt trắng bệch.

Chưa đầy nửa canh giờ, mười ba mũi khâu đã hạ xuống, trong lúc đó Tống tam lang bị đau đến ngất đi, sau lại vì đau mà tỉnh lại.

Sắc mặt Tống tam lang đau đến tái nhợt, toàn thân đều là mồ hôi.

Hai đại nam nhân trông có vẻ khiếp sợ, nhưng Ngu Huỳnh trái lại vẫn bình tĩnh và trấn định.

Vào lúc đó, Phục Chấn và Hà đại lang, còn có Phục Nguy đang ở trong nhà dõi theo nhất cử nhất động ở bên ngoài, tận đáy lòng đều dấy lên sự ngưỡng mộ khâm phục nàng.

Ngu Huỳnh không phải không sợ, mà là nàng tập mãi thành quen.

Nàng cũng cảm thấy sợ khi lần đầu tiên khâu vết thương cho người khác.

Lần đầu tiên khâu chỉ khâu ba mũi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy rằng chỉ là ba mũi nhưng nàng mất rất lâu mà không thể bình tĩnh lại.

Nhưng đến lần thứ hai thử lại thì cũng không thấy sợ như vậy nữa, và từ khi đó đến nay không biết đã là lần thứ mấy, tất nhiên sẽ thấy trấn định.

Sau khi cắt xong mũi khâu cuối cùng, Ngu Huỳnh rốt cuộc cũng thở phào một hơi.

Nàng nhìn về phía Tống tam lang bị hôn mê bất tỉnh một lần nữa, nói rằng: "Đừng vội di chuyển huynh ấy, muội sẽ giúp huynh ấy xử lý vết thương trên đầu và khuỷu tay, sau đó sẽ đưa huynh ấy về nhà."

Phục Chấn hỏi: "Vậy hiện tại hắn thế nào rồi?"

Ngu Huỳnh: "Cần phải chú ý tĩnh dưỡng, không được làm việc nặng, vết thương không được dính nước, càng không thể dính bụi bẩn, đại khái chừng mười ngày thì có thể cắt chỉ, sau khi cắt chỉ thì gần như sẽ bình phục."

Nghe vậy, vẻ mặt của Phục Chấn, Hà đại lang và Hà thúc đều lộ vẻ nghiêm nghị.

Hà thúc nói: "Mẫu thân của Tống tam lang không còn, phụ thân hắn cũng đã cưới kế thất, hắn cùng với hai tỷ tỷ trong nhà đều bị đối xử rất hà khắc. Sau khi đại tỷ và nhị tỷ hắn xuất giá, người thân thiết với hắn ở Tống gia cũng không còn ai, đưa hắn trở về cũng chưa chắc có người chăm sóc hắn."

Việc này Ngu Huỳnh cũng không thể giúp được gì, chỉ có thể để mấy đại nam nhân bọn họ thương lượng, nàng thì chữa trị những vết thương khác cho Tống tam lang.

Cuối cùng, sau khi bọn họ bàn bạc xong, quyết định sẽ đưa Tống tam lang đến nhà Hà thúc tĩnh dưỡng.

Sau khi đưa người đến đó, trời cũng đã gần tối.

Phục Chấn cùng thê tử ở trong sân chùi rửa vết máu do Tống tam lang lưu lại, Ngu Huỳnh thì đi nghỉ ngơi một lúc.

Hà thúc mang theo Hà đại lang lại từ Hà gia đến, nói với Ngu Huỳnh về việc đến hỗ trợ làm việc.

Hà thúc nói: "Bởi vì chuyện hôm nay của Tống tam lang, đại lang nhà ta đã cãi nhau một trận với quản gia trong nhà chủ nhân, khẳng định không thể quay về, vì thế ta dự định để đại lang ở lại giúp đỡ, Lục nương cháu thấy được không?"

Ngu Huỳnh gật đầu: "Đương nhiên có thể."

Suy nghĩ một chút, nàng còn nói: "Về giá cả, đều dựa theo Hà thúc Hà thẩm mà tính."

Hà đại lang gật đầu, nói lời cám tạ.

Nghe được bọn họ nói chuyện, Phục Chấn cân nhắc một hồi, nói với đệ tức: "Nếu như vẫn thiếu người, đợi sau khi Tống tam lang hồi phục rồi thì hỏi thử hắn xem có muốn đến làm cùng chúng ta hay không, đệ tức nghĩ vậy được không?"

Một người là nhi tử của Hà thúc Hà thẩm, cũng coi như là biết gốc biết rễ, một người nhưng là huynh đệ tốt với đại huynh, thường xuyên đến giúp đỡ Phục gia, cũng là người tốt, đương nhiên là không có vấn đề, Ngu Huỳnh cũng gật đầu đáp lại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.