Đói kém, bệnh dịch
nếu không giải quyết tốt có thể gây ra nội loạn, hậu quả sẽ thật khó
lường, vậy nên Vua cùng các quần thần đã sớm đi đến thống nhất rằng phải chặn đứng được những nạn trên đồng thời và hiệu quả nhất.
Việc
quyên tiền trong dân gian tiến hành không mấy suôn sẻ, do các địa chủ và thương nhân không phải ai cũng bằng lòng cắt đi miếng thịt của mình.
Qua bàn bạc nhiều lần, Vua đồng ý sẽ cho giới họ một số ân huệ ngang
bằng với số của cải họ chủ động đóng ghóp cho đất nước, cụ thể như giảm
thuế, tăng hạn nghạch…Tuy là đơn giản, nhưng hiệu quả thực đáng kinh
ngạc. Chẳng mấy chốc, số tiền, gạo thu được đã có thể đáp ứng một phần
việc cứu đói cho dân.
Để thuận lợi cho việc chữa trị và phổ biến
cho dân về việc phòng tránh bệnh dịch, Vua lại lập ra các Ty lương y ở
các tỉnh, huyện và cử các thái y về tận nơi trợ giúp các thầy thuốc địa
phương. Những bệnh về đau mắt đỏ, bệnh ngoài da không nguy hiểm đến tính mạng có thể từ từ chữa trị, cải thiện dần, nhưng dịch tiêu chảy xuất
hiện, có nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch tả làm triều đình đau đầu.
Lịch sử các triều đại trước đã có những con số thương vong đáng sợ đi kèm
theo căn bệnh này. Nhà Vua và quần thần vì thế lại thức trắng hàng đêm.
Những phương cách đưa ra lại chẳng có gì mới mẻ, đều là đúc rút kinh
nghiệm từ những lần dịch trước, mà nếu có hiệu quả đã không từng khiến
nhiều người chết như thế.
Thái y viện sôi sùng sục như một nồi
nước sôi, một nửa đã ra ngoài xuống dân gian, nửa còn lại bận sứt đầu mẻ trán ở tại kinh thành, mấy mái đầu hoa tiêu thỉnh thoảng lại lắc tràn
đầy vẻ bất lực.
Tấm bấy giờ đang phục vụ tại điện Cần Chính,
nguyên là do Vua muốn dùng phương thức an lòng dân, đã cử phần nhiều
nhân lực sang quản sự những mảng khắc phục thiệt hại sau cơn lũ. Các bà
vì thế liền thay nhau hầu Vua trong sinh hoạt thường ngày. Tới lượt Tấm
đã sang tuần thứ ba từ sau khi lũ rút.
Tấm vẫn chưa quên lần
cuối cùng gần Vua, thành thật đứng một góc nhỏ, muốn giảm thiểu sự tồn
tại của mình, nhưng những lời bàn bạc lại cứ chảy vào tai cô không sót
một chữ. Cô thầm nghĩ, thật là thời xưa thuốc kháng sinh không có, cách
chữa lại thô sơ không chú trọng mục tiêu nên người chết nhiều là phải.
Trong lòng cô giậm dựt, thật muốn tiến đến nói ra, hiềm nỗi thân là phi
tử của Vua, đứng ở điện Cần Chính này đã là vượt phạm vi cho phép, còn
bàn tới chính sự trước mặt Vua, quan chẳng phải là tự gây họa mất đầu
hay sao! Hiến ra ý tưởng liệu Vua có cảm kích, hay lại đột nhiên nhớ ra
lỗi cũ!
Tấm cứ đứng phân vân cho đến khi buổi chầu kết thúc. Khẽ
ngước lên, thấy Vua đang ngả người ra ghế, tay xoa mi tâm đầy vẻ mệt
mỏi, cô tiến đến rót trà cho ngài rồi nhẹ nhàng lui lại phía sau trong
im lặng.
- Kính thưa hoàng thượng, thần thiếp xin thỉnh tội -
Không thể chịu được nỗi day dứt trong lòng, nhân lúc tâm tình Vua chưa
chuyển xấu Tấm liền quỳ rạp xuống đất. Trong chốc lát, cô lại cảm thấy
cái nhìn xoi mói quen thuộc của Vua đang bò trên gáy mình, nhưng có lẽ
vì ngài đã quá mệt mỏi nên bớt đi nhiều sự sắc nhọn, không gây cho Tấm
cảm giác khó chịu như mọi lần.
- Nàng thì có lỗi gì! - Giọng Vua dù nhẹ, cũng không tránh khỏi mỉa mai.
- Thần thiếp có tội biết mà không nói - Tấm càng thêm kính cẩn.
- Nàng nói đi - Vua phiền lòng phất tay.
- Tạ ơn hoàng thượng. Thật ra, khi còn bé ở quê nhà thần thiếp đã từng
mắc bệnh tả, đã may mắn được một thầy thuốc dạo ngang qua làng bày cách
chữa trị nên cứu về được cái mạng. Mẹ của thiếp đã nhớ kỹ và truyền lại
cho thiếp, nay xin dâng lên để hoàng thượng có thể bớt đi nỗi lo.
Câu chuyện này cũng không hẳn là Tấm bịa đặt hoàn toàn. Nơi nàng Tấm sống
khi còn nhỏ quả thực đã từng bị dịch tả hoành hành, chỉ là Tấm may mắn
thoát nạn, mà mẹ nàng thì đã vĩnh viễn ra đi. Còn bản thân Tấm ở hiện
đại cũng từng mắc qua căn bệnh này. Thời bé vốn ham đọc sách, những
chuyện như cá nóc hay dịch tả cô sẽ không bao giờ quên. Lúc này cần
dùng, lại vì sợ hãi mà giấu kín đi thì cô đã uổng công làm người rồi!
Vua trong tâm trạng chán chường, cũng không cho là Tấm có phương cách gì
hay, liền cho một nữ quan biết chữ thay cô viết ra. Đến lúc cầm giấy lên đọc Vua bỗng thẳng lưng ngồi dậy, sau đó vội cho truyền thái y viện.
Các thái y xem rồi bàn bạc, người phản bác, người công nhận, ầm ĩ như chợ
phiên. Cuối cùng một vị lão thành nhất tiến đến hỏi Tấm:
- Thưa
lệnh bà, ở đây có ghi là phải bù nước, nếu là bù nước càng mất nước, vậy bù thêm có ý nghĩa gì ạ? Mà tại sao phải thêm muối cùng đường?
- Thưa ngài, ta xin hỏi ngài một câu, nước mắt có vị gì, mồ hôi lại có vị gì - Tấm bình tĩnh đáp lễ.
- Nước mắt và mồ hôi đều có vị mặn thưa bà.
- Chính là thế, tiêu chảy hay dịch tả đều làm cho người ta mất nước, nước ở đây từ trong các bộ phận trong cơ thể sẽ kéo theo cả đường và muối
trong cơ thể tiết ra ngoài. Các ngài sẽ thấy những người bị bệnh đều có
triệu trứng da xanh khô, mắt trũng, không có nước mắt, da nhăn nheo
không có độ đàn hồi, đều là vì mất nước mà ra. Nhưng uống nước thông
thường sẽ không thể bù lại, mà phải pha thêm muối, đường theo tỷ lệ như
đã ghi mới có thể cân bằng lại hoạt động cơ thể. Nếu người bệnh nôn ói
nhiều có thể cho uống từng thìa gỗ một, nơi nào có dừa quả thì cho người bệnh uống thay nước, ngoài ra nước cháo loãng bỏ chút muối cũng rất
tốt…
Tấm vốn không nghiên cứu y học, nói năng cũng không chuẩn
chỉ như mong muốn. Nhưng là cô nói khá tỉ mỉ lại dễ hình dung nên các
thái y từ phản bác đều nghĩ lại rồi chuyển sang gật gù đồng ý.
Từ xưa, những người bệnh thường bị cách ly, điều kiện vệ sinh không có,
chỉ ăn chút quả chát cầm tiêu chảy nên có người đã hết đi ngoài mà vẫn
chết vì cơ thể thiếu điện giải, ruột lại bị tác động chỉ cầm tiêu chảy
giả. Nay phương cách Tấm đưa ra đã thỏa mãn được nhiều vấn đề về vệ sinh cho người bệnh, cũng là cách ly nhưng trong môi trường được khử trùng,
lại giải quyết hiệu quả vấn đề mất nước cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ
tử vong.
Tấm đứng giữa điện Cần Chính, bên nói, bên mỉm cười lắng nghe, vẻ khiêm nhường tràn đầy tự tin làm người ta phải nhìn cô bằng
con mắt khác.
Không ngờ bông hoa đồng nội vốn người đời coi thường ấy lại có hương thơm sâu kín đến vậy!
Lần này nếu nhờ vậy mà chữa trị bệnh thành công, Tấm thật đã lập công lớn rồi!