Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 211: Đinh Lăng công quốc



Ngô Lăng Vân lúc này không còn là Vương vương gia của Đinh Lăng quốc nữa rồi. Chức quốc vương Đinh Lăng quốc là do hắn tự lập ra, nhưng từ khi quyết đầu nhập làm chư hầu của Thái Nguyên thì bố bảo Ngô Lăng Vân cũng không dám xưng mình là quốc Vương. Chẳng nhẽ hắn dám ngồi ngang hàng cùng Trần Quang Cán vương gia sao. Vậy nên Ngô Lăng Vân lúc này lui xuống làm một cái Công tước coong coong theo sắc phong của Thái nguyên. Tất nhiên chế độ Công tước của Thái Nguyên là dựa theo chế độ cát cứ phân quyền của Châu Âu mà áp vào lãnh thổ Châu Á. Kiểu này đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia nhưng cũng chính chế độ này khiến cả Thái Nguyên và Bách Sách hài lòng vô cùng.

Châu Âu hay châu Á chế độ đều có Công tước tước vị nhưng về bản chất là khác nhau hoàn toàn. Ví như các vị Công gia của Châu Á chỉ là tước vị thể hiện đẳng cấp của gia tộc cũng như các đặc quyền trong xã hội nhưng tước Vị phương Tây được cụ thể hóa hơn với đất phong và quyền tự chủ của họ tại lãnh địa đó. Chính vì vậy nhìn thì có vẻ tước vị của Ngô Lăng Vân bị hạ một bậc từ Vương gia xuống Công tước nhưng thực tế thì Đinh Lăng Vương quốc biến thành Đinh Lăng công quốc lại không có thay đổi gì cả. Bản thân Đinh Lăng công quốc vẫn có hệ thông riêng của mình là khắc ấn "Đình Lăng ngọc tỷ" thanh thành “Đinh Lăng công quốc con dấu”, sử dụng nghi chế Hán quan trước đó thì thay đổi phần nhiều theo phong cách quốc hội của Tháu Nguyên, phong quan bái tước cũng được tiến hành độc lập với Thái Nguyên. Chính điều này khiến cho sự tự chủ của Đinh Lăng công quốc là cực mạnh, và cũng khiến quan lại người Tráng cũng như chính Ngô Lăng Vân yên tâm hơn rất nhiều với Thái Nguyên. 

Mà quan trọng nhất đó là nghĩa vụ của Đinh Lăng Công quốc đối với Thái Nguyên Vương quốc là chư hầu, tức là Thái Nguyên không can thiệp sự vụ nội bộ Đinh Lăng Công quốc nhưng công quốc này vẫn phải có nghĩa vụ về mặt quân sự đối với mẫu quốc. Tất nhiên Thái Nguyên cũng phải có trách nhiệm bảo hộ và hỗ trợ cho Đinh Lăng công quốc. Cũng như lần này đây Thái Nguyên đã nói rõ, sau chiến dịch thì Đinh Lăng quốc muốn mở rộng như thế nào tùy, muốn chiếm đóng bao nhiêu đất Quảng Tây tùy, cảm thấy sức mình quản lý được bao nhiêu thì Đinh Lăng công quốc cứ thực hiện, Thái Nguyên sẽ hết lòng ủng hộ. Điều này không phải Thái Nguyên không thèm thuồng Quảng Tây. Nói thật thì có nằm mơ một vị quân chủ cũng muốn mở rộng bờ cõi của bản thân, Trần Quang Cán không ngoại lệ. Nhưng Thái Nguyên là vô lực., tổng dân số người Kinh của họ có được chỉ là gần 2 triệu rưỡi, mở rộng quản lý qua Hưng Hóa, Tuyên Quang, Bắc Kan, Lạng Sơn đã làm cho Thái Nguyên chật vật rồi, nay lại bảo họ tiến vào Quảng Tây chiếm đất của người Tráng rồi gây nên mâu thuẫn dân tộc bất tận thì họ chẳng điên như vậy làm gì. Nếu đã không có lực tiến qua Quảng Tây thì cắt một miếng bánh vẽ thể hiện sự “khẳng khái” của bản thân cho tiểu đệ là tốt nhất rồi còn gì. 

Có được câu trả lời của Thái Nguyên thì người Tráng tại Bách Sách xúc động vô cùng, theo họ thiên triều phải có “phong độ” như Thái Nguyên mới là đáng giá để đi theo đấy. Vậy là phong trào đánh đuổi Hán tộc giải phóng Tráng tộc tại Quảng Tây sục sôi tại Bách Sách, nói đến lúc này thì chính quyền Đinh Lăng công quốc còn mong đánh nhau với quân Lý Chấn hơn cả. 

- Trần Cảm tướng quân, theo ngài thì để một mình tên tiểu nhi bất tài Ngô Á Chung dẫn quân đánh Nam Ninh liệu có hơi coi trọng tên tiểu tử này quá hay không?

Lúc này đây trong cánh rừng thưa thuộc địa phận Sùng Tả nhánh quân đội gồm 3 ngàn lính dân tộc Tráng với quân phục dập khuôn của Thái Nguyên đang lấp ló. Tất nhiên màu sắc bộ quân phục này là màu xám nhạt để phân biệt cùng quân chính thức của Thái Nguyên đó. Kèm theo 3 ngàn quân người Tráng thì cũng có 1 ngàn tinh binh Thái Nguyên làm nhiệm vụ chủ lực trong trận đánh sắp diễn ra này. Nói cho cùng thì người Tráng cũng mới chỉ huấn luyện quân sự theo lối chính quy được vài tháng mà thôi. Để cho bọn họ trực tiếp đối đầu cùng quân đội khá thiện chiến của Lý Chấn là sách lược không chính xác. Số quân người Tráng này nếu chỉ nói riêng về tác chiến vũ khí nóng thì trình độ cũng chỉ ngang ngửa dân quân dự bị của Thái Nguyên mà thôi. 

- Ngô Công gia, ngài đừng gọi tôi là tướng quân, Trần Cảm tôi chỉ là một trung tá bé bé của Thái Nguyên mà thôi, ngài cứ gọi tôi là tướng quân thì quá xấu hổ rồi. Đến tai đồng nghiệp tại Thái Nguyên thì tôi còn đất nào mà sống cho được. Còn chuyện Thế tử Á Chung dẫn 5000 người đánh Nam Ninh thì cũng không có gì là khó lường cả. Thứ nhất trình độ quân sự của thế tử đã được Trung ương đánh giá rất cao, tiếp theo đó đã có đội lính biệt kích Thái Nguyên hỗ trợ. Việc tấn công Nam Ninh là đánh bất ngờ, tiêu diệt kho lương của địch nhân mà không phải là đánh chiếm Nam Ninh nên sự vệc là vạn vô thất nhất. 

Người đáp trả Ngô Lăng Vân là một sĩ quan cũng khá trẻ tuổi của Thái Nguyên, người này có tên là Trần Cảm. Hắn ta chính là huấn luyện viên của toàn bộ quân đội người Tráng và cũng là người lãnh đạo hơn một ngàn quân Thái Nguyên đồn trú trên đất Bách Sách. Đừng nhìn Trần Cảm trẻ tuổi và chức vụ chỉ là Trung tá, tại mảnh đất Bách Sách này Trần Cảm không khác gì thượng sứ thiên triều từ Thái Nguyên. Toàn bộ người Tráng từ trên xuống dưới ai mà không cung kính vài phần đối với hắn. Đến cả cha con nhà họ Ngô cũng đều khách khí mà gọi Trần Cảm là tướng quân đấy. Đặc biệt Trần Cảm có được mối quan hệ khá tốt cùng dân bản địa Tráng tộc nơi này. Được một điều là các sĩ quan dòng chính nhà họ Trần xuất thân đều là Nông nô sau đó lại được giáo dục quân kỉ rất cẩn thận nên hiếm có trường hợp kiêu ngạo tự tung tự tác. Trần Cảm chính là một người như vậy, chính sự tận tụy dạy dỗ của Trần Cảm đã giúp cho trình độ quân sự của người Tráng tiến bộ cực nhan. Tiếp theo đó quân lính Thái Nguyên đóng trên đất Bách Sách đã được quán triệt triệt để hành vi cũng như đạo đức quân nhân rồi. Những ai sách nhiễu, gây hại cho người Tráng sẽ bị trừng phạt cực kì nặng nề. Chính vì lý do này lính Việt thắng được sự tin tưởng và kính trọng của người Tráng trong vùng. 

Thật ra việc quân hệ giữa khách quân và người dân bản địa không chỉ nói một hai câu là có thể giải quyết cho xong. Lúc ban đầu khi quân Việt đóng trên đất Bách Sách cũng có những sự việc đáng tiếc diễn ra. Lính Việt đóng trên đất Bách Sách sướng như ông hoàng, họ được quân đội người Tráng kinh ngưỡng thần tượng, lại được dân chúng Tráng tộc từ trước tới giờ chưa biết nhiều mặt của xã hội coi như thiên binh thiên tướng. Chính vì lý do này có một số quân nhân không giữ được bản thân mà trở nên kiêu ngạo. Trong những lần nghỉ phép đã xay ra những hành động đáng tiếc với dân bản địa. Điển hình là một anh lính trẻ có quan hệ xác thịt cùng một cô gái người Tráng. Sự việc dùm beng lên tạo thành sự phẫn nộ của người dân Tráng tộc khi một số tin đồn dộ lên là anh chàng quân nhân người Việt này hiếp dâm cô gái trẻ tộc Tráng nói trên. Không nói hai lời Trần Cảm tước quân tịch của tên lính Việt nói trên và tính lôi ra xử bắn. 

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bất ngờ Ngô Lăng Vân người cầm quyền tối cao của Đinh Lăng công quốc ra mặt cầu xin cho cậu lính Việt kia. Nhưng giữa pháp trường Trần Cảm nhất quyết không nghe, tên trung tá này có nói:

- Quân có quân pháp, giờ Công gia can thiệp bảo tôi bỏ qua quân pháp là không được. Nếu tôi không xử bắn tên này thì quân uy không còn. Chẳng phải như vậy vài ngày tới nay một vụ mai một vụ hãm hiếp vậy thì uy danh quân Thái Nguyên còn ở đâu. Tên này tôi chắc chắn xử bắn rồi. 

Ngô Lăng Vân cũng đàng thu chiêng gác trống mà rút lui, đồng thời ông ta cùng quan lại cũng như nhân dân Đinh Lăng quốc hết sức kính phục quân kỉ của người Việt. Xong biến cố lại diễn ra một lần nữa khi mà gia đình cũng như cô gái người Tráng kia đứng ra xin cho cậu lính người Việt với ý nói là hai bên tình nguyện làm “chuyện đó”. Nhưng Trần Cảm biết thừa là gia đình này chắc đã nhận được chỉ thị của Ngô Lăng Vân mà làm chuyện này. Nếu thực sự xử bắn cậu lính Việt này sẽ làm cho những quân sĩ còn lại của Thái Nguyên trở nên có khoảng cách cùng dân bản địa. Đứng trên địa vị của Ngô Lăng Vân thì hắn nghĩ xa hơn nhiều nên không muốn chuyện này xảy ra. Trần Cảm cũng đành dựa nước mà dong thuyền tha cho tên lính Việt một mạng nhưng tên này bị phạt 30 roi giữa bàn dân thiên hạ sau đó bị tước đi quân tịch đuổi cổ về Thái Nguyên. Tiếp theo đó là tên lính này bị bắt phải chịu trách nhiệm với cô gái người Tráng mà cưới cô này làm chính thê. 

Xong Ngô Lăng Vân lão cáo già này lại biến một cố sự thành hỉ sự sau khi đơm đặt một tình yêu đôi trẻ của hai người Việt- Tráng nói trên và tuyên truyền trong dân. Sau đó chính hắn lấy danh nghĩa công vương mà ban hôn cho hai người rồi tổ chức long trọng tại Bách Sách. Chính sự tuyên truyền này làm cho xu hướng dư luận tại Tráng tộc trở nên đổi chiều nhanh chóng. Số người đồng tình với đôi trai gái này tăng vọt một cách chóng mặt và cho rằng Trần Cảm tướng quân mặc dù là tướng quân tốt với quân kỉ nghiêm minh nhưng quá không hiểu tình cảm trai gái đi. 

Ngày cưới thì tên lính Việt mặt méo như cha chết, đối với người Thái Nguyên thì quân tịch chính là một thứ linh thiêng trí cao vô thượng, bị tước quân tịch chẳng khác nào giết hắn cho rồi. Thực sự tên lính Việt chỉ vì một phút nông nổi mà phá nát cả tiền đồ bản thân, bên cạnh đó thiếu chút nữa thì đưa bản thân lên đoạn đầu đài luôn rồi. Nhưng thật ra tên lính xui xẻo người Việt này cũng có được bù đắp một chút khi Ngô Lăng Vân ngỏ lời mời hắn phục vụ trong quân đội người Tráng với chức danh Đại tá. Nói mộc cách công bằng thì tên lính Việt này từ một Chuẩn Úy tăng lên đến Đại Tá chính là một đại nhảy vọt. Nhưng Đại Tá của quân đội Tráng làm sao có thể so sánh cùng quân tịch Thái Nguyên chính vì thế tên lính Việt này mới có bản mặt như cha chết trong ngày cưới. Tất nhiên dù có là bị đuổi khỏi quân tịch Thái Nguyên nhưng tên lính Việt này vẫn là người của Thái Nguyên, việc hắn có nên hay không nên phục vụ cho Đinh Lăng công quốc hay không thì vẫn phải thông qua Trần Cảm. Hay nói cách khác cho dù tên lính Việt này có được tự do muốn phục vụ ai cũng được, nhưng xét trên khía cạnh là công dân Việt tộc thì hắn vẫn vác cái mặt như quả mướp đắng đến gặp Trần Cảm mà xin chỉ thị. Tất nhiên Trần Cảm nhận thực được đây là một vấn đề nhạy cảm hết sức. Vì nếu đồng ý sẽ gây nên hiện tượng chảy máu chất xám của Thái Nguyên. Ngô Lăng Vân hoàn toàn có thể dùng mĩ nữ Tráng tộc mà câu lính của Thái Nguyên đi phụ vụ cho Đinh Lăng quốc. Tất nhiên số lượng này sẽ không có nhiều vì dù sao chẳng tên lính Việt nào muốn sinh sống và phục vụ trong quân đội Đinh Lăng quốc, vì nói cho cùng thì làm đuôi phượng vẫn hơn làm đầu gà. Quân nhân Thái Nguyên là chí co vô thượng, còn quân nhân Đinh Lăng chỉ là chư hầu thuộc quốc mà thôi. 

Đường xá quá xa sôi, hệ thống điện báo lại chỉ mới mở rộng đến Phúc Yên ( Ngày nay là thành Phố Tuyên Quang) mà thôi. Vậy nên tin tức truyền đi phải đến cả tuần trời mới nhận được chỉ thị. Đến lúc này hệ thống vận hành quân sự một cách tự chủ của Thái Nguyên lại phát huy tác dụng. Các sĩ quan thể hiện được năng lực độc lập xử lý quân chính vụ một cách nhuần nhuyễn. Trần Cảm cho họp các sĩ quan cao cấp trong quân tại Bách Sách và thông báo tình hình cũng như muốn tìm đối sách. 

Cuối cùng đối sách của nhóm sĩ quan này đưa ra đó là đồng ý cho tên lính Việt phục vụ Đinh Lăng quốc và cũng mở cơ hội cho các binh sĩ người Việt khác. Tất nhiên cưới vợ người Tráng thì không ngăn cản nhưng việc giải ngũ và chuyển phục vụ qua Đinh Lăng quốc lại là vấn đề khác. Nếu như đúng hạn giải ngũ sau đó tự nguyện muốn phục vụ Đinh Lăng quốc thì đó là tự do của ngươi. Nhưng trong thời gian đang tại ngũ ở Thái Nguyên mà muốn thuyên chuyển qua Đinh Lăng quốc thì còn phải đợi quân Bộ xem xét đề xuất. 

Nhìn qua thì có lẽ Thái Nguyên có thể sẽ mất đi nhân tài, nhưng sự thực như thế nào thì khó nói lắm. Vì mọi việc đều có hai mặt của nó cả. Thứ nhất nếu như Ngô Lăng vân chiêu mộ lính quèn của Thái Nguyên rồi cho họ chức tước trong quân đội Đinh Lăng quốc thì mới giữ chân được đám lính này. Vì Thái Nguyên và Đinh Lăng quốc là không cùng đẳng cấp, chỉ có thể dùng cách đó mới có thể chiêu mộ người Việt. Mà nếu chuyện này xảy ra thì lại có lợ cho người Việt vì dù sao nếu số lượng người Việt làm quan tại triều đình Đinh Lăng quốc nhiều thì sự khống chế của Thái nguyên đối với Đinh Lăng sẽ mạnh mẽ hơn. Bên cạch đó chính là người Việt cũng không mất quá nhiều nhân tài vì tin chắc rằng Đinh Lăng quốc chỉ có thể chiêu mộ được tầm thượng sĩ trở xuống mà thôi. Sĩ quan Thái Nguyên không bao giờ muốn rời đi quân đội Thái Nguyên quang Vinh cả. Mà kể cả chiêu mộ thượng sĩ quan đối với Đinh Lăng quốc cũng quá khó đấy. Tên Chuẩn Úy bị ép cưới kia là trường hợp đặc biệt. Không có bị đuổi khỏi quân tịch Thái Nguyên thì còn lâu hắn mới phục vụ Đinh Lăng quốc đấy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.