Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 214: Cán Vương cay độc



Lực lượng hải quân của Thái Nguyên tham chiến phương bắc có mạnh hay không sẽ là một câu hỏi mà ai cũng quan tâm. Câu trả lời đó là nếu chỉ nhìn vào bề ngoài và số lượng thì không ai cho rằng đây là một lực lượng hải quân đứng đầu khu vực. Nhưng thực chất các thủy thủ Thái Nguyên tự biết bản thân mình đang đứng ở vị trí nào. Với số lượng 9 tuần dương hạm và 18 khu trục hạm có thể nói là không quá nhiều nếu so sánh với Pháp quốc Anh quốc hay Huế triều. Nhưng họ có được một loại vũ khí mang tính hủy diệt đó là ngư lôi thế hệ mới nhất của Thái Nguyên đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công. 

Tất nhiên những quả ngư lôi nặng đến 200kg mang đầu đạn với 45 kg thuốc nổ Dynamite không thể nói là quá hoàn thiện, nhưng chúng lại là vũ khí mang tính đột phá thời đại này. Trong khi “ngư lôi” hiện tại lúc này là những khối thuốc nổ được gắn lên mũi những chiến thuyền loại nhỏ tiến hành xung phong liều chết vào hạm đội quân thù thì những thanh ngư lôi T63 của Thái Nguyên có thể độc lập di chuyển với tốc độ khá cao lên tới 50 km/giờ khi đạt được vận tốc tối đa. 

Tất nhiên ngư lôi T63 có tầm hoạt động ngắn độ chính xác không cao. Nhưng nếu đem so sánh với vũ khí tiến công hiện tại trên biển thì chúng được xếp vào hàng vũ khí chiến lược. Nói cho cùng trên thế giới này nếu có thể chế tạo ra ngư lôi với kiểu cách hiện đại thì có lẽ chỉ có 2 người có được ý tưởng hoàn chỉnh là Diêu Thiếu và Lý Chấn. Nhưng nếu để hiện thực hóa ý tưởng thì chỉ có Diêu thiếu mới có được khả năng trên vì ngay từ đầu Diêu thiếu đã chú trọng phát triển đồng đều cả lực lượng hải quân và lục quân. Thêm vào đó chỉ những kẻ buôn hàng trắng như Diêu thiếu mới có đủ tài lực để đầu tư cả một khu công nghiệp quốc phòng phục vụ cho chiến tranh mục đích. 

Thông số kĩ thuật của ngư lôi T63 đó là ngư lôi chạ bằng khí nén với 2 bình khí nén được nối song song với nhau cung cấp lực đẩy qua 2 piton đối chiều đồng trục tạo nên lực đẩy khá mạnh mẽ cho cánh quạt chân vịt phía cuối của ngư lôi. Thực chất hệ thống ngư lôi này còn xa mới đạt được yêu cầu của một ngư lôi hiện đại. Những quả ngư lôi khổng lồ thời hiện đại có kích thướng trung bình từ 8- 9m trọng lượng tầm 2 tấn đến 3 tấn. Lượng thuốc nổ mang theo thường là trên dưới 400kg tầm bắn xa tầm vài chục km. Nếu so sánh thì ngư lôi T63 chỉ là những kẻ tí hon với chiều dài 3m trọng lượng 215 kg, lượng thuốc nổ 45- 65 kg tùy theo từng loại và mục đích. Quan trọng nhất là tầm hoạt động của ngư lôi T63 chỉ tầm 1,5- 2km. Tầm hiệu quả là dưới 700m.

Sở dĩ tầm hoạt động của T63 quá thấp như vậy không phải vì đội ngũ khoa học Thái Nguyên không thể nâng cao công suất của bình khí nén mà do hạn chế về độ chính xác. Vì theo lý thuyết chỉ cần nâng thể tích bình khí nén thì phạm vi hoạt động của T63 sẽ là không giới hạn. Nhưng quan trọng Ngư Lôi lúc này không có hệ thống rada dẫn đường, không có hệ thống điều chỉnh hướng bằng vây lái. Chính vì lý do này nên nguyên lý phóng ngư lôi và tấn công quân địch là theo quỹ tích thẳng và cách ngắm bắn thủ công. Vậy ra độ chuẩn xác của ngư lôi T63 chỉ nằm khoảng trên dưới 500m với mục tiêu nhỏ là các chiến hạm khu trục, 700m vơi tuần dương hạm, và tất nhiên các siêu chiến hạm thiết giáp nặng nề to lớn lại là mục tiêu dễ tìm đến nhất đối với T63, do đó khoảng cách trên dưới 1000m T63 vẫn có xác xuất nhất định đánh trúng được mục tiêu khổng lồ trên. 

Nếu tầm tấn công hiệu quả là 700m trở xuống thì các nhà khoa học quân sự Thái Nguyên không phí công vào việc tăng khoảng cách di chuyển của T63 làm gì, thay vào đó họ tập trung vào nghiên cứu độ chuẩn xác, ổn định khi di chuyển cộng thêm tăng trọng lượng đầu đạn của T63. 

T63 vẫn là vũ khí bí mật của hải quân Thái Nguyên, và đây cũng chính là con át chủ bài để một nửa hạm đội Vạn Ninh dám diễu võ dương oai mà chạy tung tăng ở vùng biển Bắc Hải sau đó lượn lờ lên vùng Biển Hoa Đông. Hạm đội Vạn Ninh quả thật không hề ngán bất kì đối thủ nào lúc này tại khu vực. Vì trong tình cảnh khó khăn thì 21 chiến hạm khu trục trang bị T63 có thể biến thân thành tàu phóng lôi liều chết mà xông lên tiến hành thả ngư lôi. Nếu điều này xảy ra thì ngay cả hạm đôi Anh quốc bá chủ biển Đông Á cũng sẽ bị nhấn chìm. Tất nhiên hậu quả của việc liều chết này cũng sẽ khiến cho hạm đội Thái Nguyên tan vỡ. Nói chung thì do tầm hiệu quả của ngư lôi thấp, cộng thêm chưa có hệ thống chiến hạm phóng lôi chuyên biệt nên việc dùng tàu khu trục mang ngư lôi tiếp cận hạm đội địch nhân là việc cực chẳng đã. Kiểu tấn công đó có thể nói là đả thương địch một ngàn thì mình thiệt tám trăm. Nhưng cho dù như vậy T63 vẫn là vũ khí khiến cho hạm đội Thái Nguyên lúc này dám gọi nhịp cùng hải quân Anh, Pháp trong khu vực. 

Sáng ngày 24 tháng 10, ba khu trục hạm Thái Nguyên hùng dũng dẫn đầu liên quân tiến vào cảng Quảng Châu. Và chính ba chiếc khu trục hạm này dưới sự ngỡ ngàng chứng kiến của quân Pháp, Anh, Mỹ, Prussia đã làm gỏi 2 tuần dương hạm duy nhất của hải quân Quảng Đông trong chớp mắt. 

Nói là chớp mắt nhưng thực ra cuộc va chạm này diễn ra trong vòng 15 phút đồng hồ. Nhưng đối với hải chiến 15 phút đồng hồ chẳng khác chớp mắt là bao. Trên thực tế một trận hải chiến dù là nhỏ hay quy mô thì việc đáh chìm một chiến hạm vào lúc này rất là khó khăn. Thứ nhất nã pháo trên biển độ chuẩn xác không cao. Thứ hai muốn đánh gãy cột buồm, nổ lò hơi của chiến hạm thì dễ nhưng muốn bắn chìm một chiến hạm thì số lượng pháo bắn ra là con số thiên văn mới đạt được mục đích trên. 

Nhưng lúc này đây toàn bộ nhân chứng trong cuộc hải chiến Quảng Châu đang sững sờ chứng kiến giây phut lịch sử của thế giới. 6 quả ngư lôi phóng ra từ các khu trục hạm Thái Nguyên hoàn toàn trúng mục tiêu ở khoảng cách 400m. Phải nói các khu trục hạm made in Prusian tốc độ chậm dãi nhưng năng lực phòng thủ miễn chê. 3 chiếc khu trục hạm đội mình dưới làn pháo của hai chiếc tuần dương hạm made in Italy mà tiến lên tới khoảng cách 400m rồi tiến hành thả ngư lôi từ bệ phóng hai bên sườn. Với khoảng cách 400 thì quá gần để tấn công mục tiêu to lớn như tuần dương hạm. Dù cho sóng biển làm lệch hướng, hay sai số ngắm phong ngư lôi thì chúng vẫn hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. 

Ngư lôi sức phá hoại hoàn toàn khác với đạn pháo, đạn đại bác tấn công chủ yếu là vào mạn thuyền, và sàn thuyền bề mặt. Trong hải chiến pháo thủ bắn trúng được đối phương đã coi là tốt rồi, bắn trúng vào vị trí nào chỉ dựa vào vận khí mà thôi. Mà nếu dựa vào vận khí thì có khi vài chục phát pháo may ra mới có vài phát xuyên vào vùng ăn nước bên mạn thuyền đối phương. Nhưng ngư lôi thì khác hoàn toàn, chúng không chúng đích thì thôi, khi ngư lôi trúng đích thì chúng 100% tấn công vào khu vực mực dãn nước bên mạn chiến hạm. Đây là vị trí khiến cho chiến hạm có thể bị bẻ gãy, hoặc bị vào nước gây chìm. Ngoài ra sức công phá của Ngư lôi là đạn đại bác không thể sánh được. Sức nổ của 45- 60 kg Dynamite hoàn toàn khác với sức nổ của 4-9kg thuốc nổ đen. 

Chính vì lý do trên mà hai chiến hạm tuần dương của hải quân Quảng Đông giống như những chiến thuyền đồ chơi bị gã không lồ túm lấy rồi tàn nhẫn bẻ ngang đập vụn. Nên nhớ thiết giáp hạm là bọc thép non toàn bộ mạn thuyền đến nực ăn nước cơ sở. Khu trục hạm và tuần dương hạm thì bọc thép, đồng không quá 2/4 độ cao mạn thuyền. Trong khi đó T63 là chạy dưới bề mặt nước biển 50 cm – 1m vậy ra vị trí tấn công của T63 là phần mạn thuyền gỗ, chính nguyên lý này càng làm cho sức tấn công của T63 càng thêm nguy hiểm. Chỉ sau một loạt phóng ngư lôi thứ nhất thì 2 chiến hạm tuần dương duy nhất của hải quân Quảng Đông đã bị nhấn chìm, theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, 15 phút là khoảng thời gian để nước biển tràn vào khoang thuyền của họ mà thôi. Thực tế sau khi tiếp xúc thì hai chiến hạm cổ lỗ này đã bị loại khỏi vòng chiến rồi. 

Thái Nguyên không hề dấu diếm ngư lôi T63, nhìn thì nhìn vậy thôi, nhưng để sản xuất ra một ngư lôi tương tự thì Anh, Pháp còn phải nghiên cứu dài dài. Và lúc ấy Thái Nguyên cũng không đứng yên, khả năng lúc Anh Pháp có được ngư lôi tương tự Torpedo type 63 thì Thái Nguyên đã có Type XXXN rồi, cộng thêm hệ thống tàu phóng lôi thế hệ mới đồng bộ thì anh chàng Anh, Pháp mãi mãi là người đến sau mà thôi. Đây là tự tin của Thái Nguyên khi mà họ đã nắm trong tay một nền công nghiệp chế tạo cơ khí khá hùng mạnh. Việc phóng ngư lôi lần này trong trận hải chiến Quảng Châu mục đích để dằn mặt Anh, Pháp, bên cạnh đó là tạo niềm tin cho đồng minh chiến lược lâu dài là Đức, Mỹ. Mục đích cuối cùng là một tín hiệu thông báo cho Huế triều được rõ họ đang đứng ở vị thế nào và Thái Nguyên đang đứng nơi đâu. 

Người Anh, Pháp kiếp sợ, Người Mỹ, Đức vui vẻ, thèm thuồng, đại diện Huế đủ mọi tư vị có thể có. 

Chính vì pha dằn mặt đầy hống hách này nên khi hạm đội Thái Nguyên vác theo 2 ngàn lính thủy đánh bộ tinh huệ của Vạn Ninh ngược hướng bắc thì chẳng một thế lực nào ho he ý kiến cả. Tất nhiên trong liên minh vẫn có những phê bình kín đáo đến từ Pháp và Huế nhưng đại diện Thái Nguyên rất bình tĩnh ứng phó. 

“ Theo thỏa thuận thì sau khi tấn công Cảng quảng Châu thì Thái Nguyên đóng góp 1 ngàn bộ binh với vị thế hậu cần binh. Việc chia chiến lợi phẩm sau này cũng đã thể hiện rõ về việc Thái Nguyên đóng góp trong trận chiến quảng Châu rồi. Vậy nên giờ đây Hạm đội Vạn Ninh bắc tiến chẳng ảnh hưởng gì đến mục tiêu Quảng Châu cả.”

Tất nhiên mọi bên đều muốn biết hướng đi của quân Thái Nguyên khi họ ngược Bắc. Đại diện của Thái Nguyên là Trần Văn Chiến cũng không thể nào dấu diếm được. Vì chuyện này trước sau gì cũng sẽ lộ ra ngoài, nếu quá mức che dấu sẽ ảnh hưởng đến khối liên minh quân sự tạm thời không bền vững này. 

“ Có gì đâu, Quảng Châu chiến lợi phẩm cuối cùng miếng bánh cũng có bấy nhiêu, nhiều phe chia trác thì mỗi người cũng chỉ được phần nhỏ mà thôi. Thái Nguyên cảm thấy minh đủ lực nên muốn tiến đánh Thượng Hải chơi. Từ đây hải quân Vạn Ninh muốn đi dạo Hoàng Hà một chút hỏi thăm sức khỏe mấy vị tại Bắc Kinh.”

Lúc này các phe thế lực mới ngớ người ra, họ không thể ngờ nổi đó là Thái Nguyên điên cuồng đến vậy. Dám môt minh đơn thương độc mã uy hiếp Bắc Kinh. Tất nhiên lời nói của Thái Nguyên cũng không thể khiến các bộ não cáo già quân sự, chính trị tin tưởng hoàn toàn. Chỉ với 2 ngàn quân thì Thái Nguyên không thể nào mò đến Bắc Kinh được, nhưng đánh Thượng Hải thì hẳn là vị Cán Vương gia không nói ngoa. Nhưng kể cả chỉ đánh và phong tỏa Thượng Hải thì cũng tạo sức ép quá lớn cho Bắc Kinh lúc này. Đến đây thì liên minh quân sự lỏng lẻo mới hiểu được họ bị Thái Nguyên lợi dụng, hay nói cách khác là bị tên Cán Vương gia xuất thân thương nhân lợi dụng. Cả tập đoàn quân đánh sống đánh chết tại Quảng Châu chắc gì đã màu mỡ bằng Thái Nguyên đơn thương độc mã tấn công Thượng Hải. Quang trọng là một mình Thái Nguyên không bao giờ có thể thực hiện được mục tiêu vạn dặm tiến quân Thượng Hải đó. 

Nhưng các bên có nghĩ nát óc cũng vẫn đoán sai ý đồ của Cán Ca. Vị này không còn là một anh thương nhân cầm quân đánh giặc, cũng không phải là một đại tướng chỉ biến cầm quân hải chiến. Hắn lúc này là vương của một vùng đất rộng lớn, giàu có, phát triển với lực lượng quân sự mạnh mẽ trong tay. Hắn là Vương thì có cái uy nghiêm của vương. Lý Chấn đột nhiên đem quân chọc vào một vị tân vương gia đang cần chứng minh bản thân thì đó chính là một lựa chọn tồi nhất vào lúc này. Cán Ca không mấy thể hiện quyền mưu khi Diêu thiếu còn tại Thái Nguyên, nhưng khi Diêu thiếu vắng mặt thì sự cay độc của Cán Vương đã lộ ra hoàn toàn. Sự cay độc ấy các phe còn đánh giá quá thấp nên không thể nhìn ra được trong lúc này. Và sự cay độc ấy cũng thắng được toàn bộ sự tôn trọng của quan viên Thái Nguyên. Theo đám quan viên này thì chúa của họ thờ phụng phải có lòng dạ thâm sâu như vậy thì Thái Nguyên mới có tiền đồ. Vậy bàn cờ mà Cán Vương đặt ra, sự âm hiểm của nó ra sao và Lý Chấn một nhâ vật xuyên việt có đỡ nổi hay không xin chờ chương tiếp theo.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.