Xuyên Việt Chi Thanh Thanh Mạch Tuệ

Chương 39: Tính sổ



Chương 39: Tính sổ

(nguoinaodo.wordpress.com)

(Xuyên Việt Chi Thanh Thanh Mạch Tuệ)

.

Mùa hè thực nhanh đã tới, thời tiết cũng nóng hơn khá nhiều nhiệt, việc ruộng đồng dựa trên cơ bản đều đã làm xong, cho nên trai tráng trong làng liền bắt đầu lục đục rời khỏi thôn, thông qua quan hệ để nhờ vả người ta tìm giúp việc làm, kiếm thêm chút thu nhập về cho gia đình.

Vào khoảng thời gian này năm kia, vợ chồng Tây Minh Văn cũng đang vất vả ra ngoài tìm việc, nhưng hiện giờ cuộc sống của gia đình họ đã suôn sẻ hơn nhiều rồi, Tây Viễn cũng không muốn để cha nương mình phải ra ngoài ăn nói khép nép với người khác, rồi để người ta trút giận này nọ, cho nên liền kiên quyết phản đối việc bọn họ muốn lên trấn tìm việc làm.

Bất quá năm nay cho dù y không phản đối thì bọn họ cũng không đi nổi, bởi trong nhà còn đang chất đống nhiều vật liệu xây dựng như vậy, khả năng có trộm tuy không cao, nhưng có sẵn phòng bị thì vẫn tốt hơn. Mặt khác, hiện tại thời tiết nóng nực, không thể cứ ba ngày giao thức ăn một lần nữa, mà đổi thành ngày nào cũng giao, cho nên trong nhà căn bản không thể bớt đi người nào.

Đoạn thời gian trước trong nhà bận rộn chuẩn bị nguyên vật liệu, nên Tây Viễn mới phải đi đưa hàng, hiện tại Tây Minh Văn đã rảnh hơn nhiều rồi, công việc đó liền không tới tay y nữa, thời tiết ngoài trời nóng như vậy, Tây Minh Văn cũng không nỡ để nhi tử mình phải đi ra đường. Cho nên hiện giờ bọn họ sẽ nấu thức ăn vào ban đêm, châm lửa đến tầm 3h sáng, gia gia và cha sẽ bắt đầu đóng gói thức ăn vào hộp. Đến 4h sáng, sau khi ăn xong một ít đồ ăn để lót dạ, cha sẽ đánh xe lừa đi giao hàng. Tới tầm 7h sáng thì sẽ đến nơi, sau khi bàn giao thức ăn xong, cha sẽ vội vàng từ Ngạn Tuy thành quay về. Về được tới nhà sẽ rơi vào khung giờ Tý khoảng từ 9h đến 11h, nói chung là cha sẽ cố gắng về trước chính ngọ để tránh thời điểm nắng nóng lên cao nhất.

Hiện tại đang là giữa hè, cho nên có phải dậy sớm một chút cũng không cảm thấy vất vả. Chỉ cần hoàn thành chuyện này trước trưa là có thể về nhà thoải mái nghỉ ngơi. Sau khi giao hàng ở Vạn Đức lâu xong, Tây Minh Văn sẽ nhận một phần nội tạng, chân cùng cánh vịt ngỗng mang về để tối nay làm tiếp. Về phần nấu nướng thì đã có nương và tức phụ hắn ở nhà động thủ rồi, cho nên ngoài việc giao hàng ra thì Tây Minh Văn sẽ không phải vất vả gì nữa, còn nếu họ không biết thì có thể gọi Tây Viễn ra hỗ trợ.

Bởi thời tiết đã chuyển ấm, cho nên hiện giờ Tây Viễn không dạy học trong phòng nữa mà chuyển hẳn ra ngoài viện, y còn kê cho mỗi tiểu tử một chiếc bàn học và một chiếc ghế riêng. Số bàn ghế này được Tây Viễn đặt làm lúc theo Nhị thúc qua nhà lão Mộc đặt làm cửa sổ, theo thương lượng của hai bên thì lão Mộc sẽ dùng số gỗ thừa có sẵn trong nhà để đóng thành bàn ghế học tập cho bọn nhỏ. Sau khi lão Mộc nghe y nói xong liền khá để bụng chuyện này, cứ lúc nào rảnh rỗi là ông ta sẽ đóng một chút, thành ra chưa được vài ngày đã hoàn thành xong tất cả, bảo Tây Viễn gọi người qua bê về. Mấy tiểu tử kia thấy mình có bàn học riêng như vậy liền thích lắm, cái bàn được đóng theo mấy kiểu dáng đơn giản thời hiện đại, còn ghế ngồi thì không có chỗ dựa.

Ngoài ra, Tây Viễn kết hợp phương thức dạy học thời hiện đại vào lớp học nhỏ của mình. Cứ bảy ngày liên tiếp thì bọn nhỏ sẽ chỉ phải đi học năm ngày thôi, còn hai ngày còn lại sẽ được nghỉ ngơi ở nhà. Trong hai ngày nghỉ ngơi đó, Vệ Thành và Tây Vi có thể làm bất cứ thứ gì tùy theo ý thích của mình, từ thả dê đến bắt bướm, bắt dế, bắt ếch, đánh chim, linh tinh. Tóm lại, chỉ có những chuyện người ta không thể tưởng tượng ra, chứ không có gì là bọn nó không dám làm.

Hiện tại hai tiểu tử kia lại bắt đầu nhắm vào những ngày Tây Minh Văn phải đi giao đồ ăn. Vừa tới ngày nghỉ liền sớm đợi bên xe lừa, chẳng quản mưa gió nắng nôi, cứ nhất quyết phải nằng nặc theo cha lên Ngạn Tuy thành cho bằng được. Tây Viễn nghĩ cứ để bọn nhỏ đi nhiều cho mở mang thêm tầm mắt cũng tốt, đỡ phải giống những tiểu tử khác ở nông thôn, vừa lên tới thị trấn đã sợ phát khiếp rồi, tới nói còn chẳng nói nổi huống chi là mai sau còn phải ra ngoài làm việc nữa, bởi vậy nên y quyết định mắt nhắm mắt mở cho qua, về sau bọn nhỏ có chẳng may lưu lạc ở ngoài thì còn đỡ ăn khổ vào người.

Có được sự chấp thuận của Tây Viễn, hai tiểu tử kia chẳng khác gì hổ mọc thêm cánh, nào còn sợ chuyện gì nữa. Tây Minh Văn cũng thích mang hai đứa nó đi theo, bởi bọn nhỏ ngồi sau lưng hắn cứ líu ríu không ngừng, đôi khi thấy cái gì mới lạ còn hay hỏi han một chút, khiến thời gian chạy xe cũng trở nên nhanh hơn. Có đôi khi Tây Viễn không lười, cũng sẽ theo bọn nhỏ lên Tụ Đức lâu một chuyến.

Bởi vì có hai tiểu tử đi theo, cho nên mỗi lần lên đường Tây Minh Văn đều sẽ giắt sẵn trong túi quần 10 văn tiền, đề phòng trường hợp thấy đồ ăn ngon mà không mua được cho bọn nó. Tuy có tiền trong người, nhưng hắn chỉ dám mua mấy thứ giá cả tiện nghi cho bọn nhỏ thôi, bất quá Tây Vi và Vệ Thành cũng không đòi hỏi gì nhiều, vì cha mua gì bọn nó cũng thỏa mãn cả, đều ăn đến không ngừng phấn chấn.

Bởi vì hài tử phải thường xuyên lên thành chơi, Tây Viễn lại không muốn để bọn nhỏ trông quá quê mùa, nên đã cố ý mua hai tấm vải dệt loại tốt về cho bọn nó, nhờ nãi nãi và nương may cho mỗi đứa một bộ quần áo mùa hè. Ngày nào trước khi lên thành, y cũng sẽ cẩn thận chỉnh trang kỹ lượng lại cho bọn nhỏ, nhìn hai đứa ăn mặc sạch sẽ chỉn chu trông sáng sủa và đáng yêu hơn hẳn, mồm miệng lại vô cùng ngọt ngào, khiến mỗi lần Tây Vi và Vệ Thành tới Tụ Đức lâu, Tôn Diệp đều phải ra đón rồi trêu chọc bọn nhỏ một chút.

Có đôi khi Tôn Diệp còn thuận tay mang ra đồ ăn vặt ở Tụ Đức lâu ra thiết đãi bọn nhỏ, bất quá trước khi lên Ngạn Tuy thành, người nhà đã nhiều lần dặn dò bọn nó là không thể tùy tiện nhận thức ăn của người ta, người ta cho gì cũng không được nghĩ nhiều, chỉ cần chắp tay sau đít rồi lắc đầu từ chối là được. Cứ như vậy, thành ra mỗi lần Tôn Diệp muốn đút cho bọn nhỏ thứ gì đều phải dỗ ngon dỗ ngọt mất một lúc lâu, mãi cho đến khi người lớn trong nhà đồng ý, bọn nhỏ mới dám lấy một miếng ăn thử. Tây Vi và Vệ Thành cũng không giống những hài tử kia, vừa thấy đồ ăn liền sáng mắt, lang thôn hổ yết chộp ngay vào mồm mà chỉ từ tốn ăn từng miếng từng miếng nhỏ một. Cũng bởi trước khi ra ngoài, ca ca đã dạy bọn nó là phải biết giả bộ nhã nhặn, cho nên những lời này liền bị bọn nhỏ triệt để áp dụng, hơn nữa còn giả bộ đến mức ra bài ra bản nữa. Cứ như vậy thành ra ai ai ở Tụ Đức lâu cũng thích bọn nhỏ, hơn nữa hiện tại còn cực kỳ mong chờ đến ngày bọn nó tới chơi nữa để cho không khí càng thêm vui vẻ hơn.

Hai hài tử không chỉ đi theo Tây Viễn học chữ, mà còn theo y học tính toán nữa, cho nên hiện giờ cộng trừ trong vòng một trăm không thể nào làm khó bọn nhỏ được. Tây Viễn còn nhớ kiếp trước lúc làm gia sư đã dạy cho hài tử nhà người ta cách tính nhẩm, kiểu thêm chín thì phải bớt một, thêm tám thì phải bớt hai, thêm bảy thì phải bớt ba; hay bớt ba thì phải thêm bảy, bớt hai thì phải thêm tám, bớt một thì phải thêm chín, vân vân... Y liền triệt để đem những kiến thức này dạy lại cho hai tiểu củ cải đầu đỏ nhà mình, khiến Tây Vi và Vệ Thành hiện giờ đã tính toán khá tốt.

Có một lần, Tây Minh Văn có chuyện phải trì hoãn ở Tụ Đức lâu một lúc, lại đúng thời điểm thời tiết buổi sáng còn chưa quá nóng, nên số người tới Tụ Đức lâu mua chân vịt nướng do Tây gia làm cao hơn bình thường. Lúc đó, Trương Tài bận rộn đến mức phải quay mòng mòng trong quầy, một bên nhanh chóng lấy giấy vải dầu ra gói đồ cho khách, còn bên kia thì gảy bàn tính tới mức mỏi tay, trong lúc hắn còn chưa đưa ra đáp số thì Tây Vi ngồi bên cạnh đã báo ra giá tiền rồi. Trương Tài nghe xong còn không tín, lấy bàn tính ra tính thử một lần, ai ngờ kết quả lại giống hệt với con số mà Tây Vi đưa ra khiến hắn bất ngờ vô cùng.

Phải biết rằng, nếu đem những hài tử cùng lứa ra so sánh với Tây Vi Vệ Thành, thì đừng nói đến nông gia, mà tới ngay cả những hộ giàu có ở trên trấn, sẵn sàng bỏ tiền ra thuê tiên sinh về dạy học cho hài tử nhà mình, cũng chưa chắc đã biết tính nhẩm là gì, chứ huống chi là tính nhanh và chuẩn xác như vậy.

Bởi vậy năng lực tính nhẩm của hai tiểu tử kia đã khiến cả Tụ Đức lâu chấn kinh một phen, vừa hay sáng đó số người tới mua thức ăn lại đông hơn nhiều, bọn tiểu nhị thấy vậy liền trêu chọc hai đứa nhóc để chúng giúp họ tính toán giá tiền. Không quản là Tây Vi hay Vệ Thành, chỉ cần bọn nó vừa há mồm một cái liền tính chuẩn ngay, bất quá cũng chỉ giới hạn trong 100 văn tiền thôi, quá một trăm bọn nhỏ sẽ không tính toán được nữa. Bất quá, như vậy cũng đủ để bọn tiểu nhị sung sướng rồi, bọn họ còn vui vẻ đến mức không ôm hôn hai đứa nhỏ.

Tây Vi và Vệ Thành thực có chút rối rắm, lại có chút khinh thường biểu cảm vui mừng của mấy người bọn họ, phép tính đơn giản như vậy mà cũng không tính ra được, bình thường mỗi khi lên lớp ca ca còn kiểm tra bọn nó những cái khó hơn nhiều. Hơn nữa, mỗi lần Tây Viễn giảng bài hoặc kiểm tra bài, thì thường sẽ lấy những đề tài sinh hoạt hàng ngày ra làm ví dụ, tỷ như nhà ta bán tổng cộng ba con gà, con thứ nhất từng này tiền, con thứ hai từng này tiền, con thứ ba từng này tiền, hỏi tổng cộng có thể thu về bao nhiêu tiền; hoặc là nhà ta mua một viên gạch xanh với giá từng này tiền, một mảnh ngói đỏ với giá từng này tiền, hỏi nếu muốn mua bốn viên gạch xanh và năm mảnh ngói đỏ phải tốn bao nhiêu tiền,... Bởi những đề bài y đưa ra đều có đề cập đến vấn đề kiếm tiền và tiêu tiền trong nhà, cho nên lũ nhóc đều tính toán cẩn thận vô cùng, chỉ sợ làm sai một tí sẽ làm thiếu tiền trong nhà, hơn nữa thái độ còn rất tích cực.

Kết quả là 'một truyền mười, mười truyền trăm', tất cả thực khách đều nghe nói rằng ở Tụ Đức lâu có hai tiểu thần đồng rất giỏi tính toán, sáng nào cũng ghé qua chơi. Có người xuất phát từ tò mò, lại có người cố ý đến ăn cơm trưa sớm hơn thường ngày một, chỉ vì thường xuyên nghe bọn tiểu cật lực khen ngợi hai hài tử kia.

Vệ Thành và Tây Vi còn thực ngạo kiều về chuyện này, nếu ngươi chịu mua đồ ăn của nhà ta thì ta mới mở miệng tính toán cho các ngươi xem. Thành ra hôm nào bọn nó cũng cố ý đứng sau quầy hàng nhà mình một lúc, chỉ để lộ nửa cái đầu ra, sau này Trương Tài thấy vậy không ổn, liền kê hai băng ghế nhỏ để bọn nó đứng lên trên, cho khách hàng vào Tụ Đức lâu còn nhìn thấy rõ.

Hai đứa nhóc này vậy mà còn làm việc ra ngô ra khoai, bình thường thấy khách đi vào liền hỏi người ta muốn mua gì, sau khi họ nói xong thì một đứa sẽ đi gói đồ, còn đứa sẽ đứng ở quầy tính sổ, Trương Tài lúc này chỉ đứng một bên phụ giúp bọn nhỏ chút thôi, thành ra chọc cho khách hàng cảm thấy vui tai vui mắt vô cùng. Sau khi mua đồ xong rồi đều không lập tức rời đi, mà còn đứng ở bên cạnh hoan hoan hỉ hỉ tán gẫu với hai đứa nó.

Có lẽ là do bọn nhỏ có duyên bán hàng, nên từ khi bắt đầu theo cha lên Tụ Đức lâu tới nay, số lượng thức ăn cần phải chuẩn bị ngày một nhiều, ngay đến đồ ăn của Tụ Đức lâu cũng bán ngày càng khấm khá hơn. Tỷ như bí phương 'Song Bì Nãi' mà Tây Viễn dạy cho Tôn Diệp chẳng hạn, Tôn Diệp còn đặc biệt dặn dò chưởng quầy phải nhắc nhở tiểu nhị để vào hầm băng, để đến lúc mang ra cho khách hàng vẫn còn độ lạnh, ăn vào mới có thể xua đi cái nóng của mùa hè.

Có khách nhân còn cố ý bưng Song Bì Nãi đến trước mặt Tây Vi và Vệ Thành, kết quả là chỉ thấy hai tiểu tử kia đến liếc còn chẳng thèm liếc một cái, khinh bỉ nhìn người ta một hồi. Định mang Song Bì Nãi ra khoe với bọn nó sao, thứ này bọn nó chả hiếm lạ chút nào đâu nhé. Khách nhân thấy bọn nhỏ có thái độ như vậy liền nghĩ thầm trong đầu, món này Tụ Đức lâu bán ra với giá không hề thấp, hơn nữa họ cũng biết hai đứa nhỏ này sinh ra ở nông thôn, gia đình không có khả năng thường xuyên bỏ tiền ra mua cho bọn nó được, chẳng lẽ là do chưởng quầy Tụ Đức lâu hay cho bọn nhỏ ăn sao?

Thấy trên mặt người khác lộ ra bộ dạng không tin, Tây Vi và Vệ Thành lại càng khinh bỉ hơn nhiều! Song Bì Nãi có gì mà hiếm lạ chứ, hai người bọn họ chỉ cần muốn ăn, thì ca ca sẽ làm cho ngay, hơn nữa, so với Tụ Đức lâu còn ngon hơn nhiều! Ngoài ra, ca ca còn có thể nấu ra nhiều món ăn rất ngon, mà Tụ Đức lâu không thể làm nổi, đám người các ngươi đúng là một lũ ếch ngồi đáy giếng, tọa tĩnh quan thiên, chưa từng thấy qua cảnh đời! Hai câu thành ngữ này cũng là ca ca dạy cho bọn nó, hai tiểu tử kia vừa học xong đã rất nhanh lôi ra áp dụng triệt để.

Bởi thường xuyên được lên Ngạn Tuy thành, cũng thường xuyên ở Tụ Đức lâu khoe khoang, nên dần dần bọn nhỏ cũng không còn khiếp đảm khi đến nơi đông người nữa, không chỉ dám mở miệng nói chuyện mà còn nói năng đến hết sức ngọt ngào, gặp ai đang độ trung niên thì sẽ kêu thúc thúc bá bá, lớn tuổi hơn một chút thì sẽ gọi là gia gia, còn mỗi lần gặp tiểu nhị trong quán thì sẽ chào ca ca không ngừng. Hơn nữa, dựa theo những gì ca ca dạy bảo, thì dù có không thích ai đến đâu cũng phải giữ im trong lòng, ngoài mặt lúc nào cũng phải hoan hoan hỉ hỉ thì mới giúp việc buôn bán của gia đình và Tụ Đức lâu tăng cao được. Bởi thế cho nên, ai ai cũng bảo là hai hài tử này chỉ biết cười đùa, có trêu bọn nhỏ thế nào cũng sẽ không khiến hai đứa tức giận.

Nghe người khác khen ngợi hài tử nhà mình như vậy, Tây Minh Văn chỉ biết che mặt cười thầm, trong lòng lại không ngừng nói: 'đấy là do các ngươi chưa biết sự thật đó thôi, trước lúc lên xe hai hài tử này đã sớm thương lượng xong cả rồi, hôm nay đứa này sẽ làm cái gì, đứa kia sẽ làm cái gì, nếu gặp phải người khó ứng phó thì phải làm sao, người ta hỏi thì sẽ đối đáp thế nào, nếu thật sự không trả lời được thì nhất định phải nhớ về hỏi ca ca, ca ca nhất định sẽ bày chiêu trò cho bọn nó,...'

Đến lúc trở về, chủ đề tán gẫu của bọn nhỏ cũng sẽ thay đổi. Hai tiểu tử kia sẽ bắt đầu bàn tán xem người nào hôm nay trông khá ngốc, người nào hôm nay trông giống tiểu bạch. Cái từ 'tiểu bạch' này là do bọn nhỏ học theo Tây Viễn, hai đứa nó thấy từ này khá hay nên cứ thế gọi theo. Ngoài ra bọn nó còn rất thích đặt biệt danh cho người khác nữa, tỷ như hai đứa hay gọi một người có giọng gần giống vịt đực là 'Trương lão vịt'; một vị khách quen có bộ dạng trắng trẻo mập mạp là 'Quách Màn Thầu' (Quách bánh bao =)))); một người bị mắc bệnh thần kinh, đi đứng không bình thường là 'Lý điên khùng'; còn một vị nữa có khuôn mặt thường xuyên không sạch sẽ là 'Hải thổ hào'... Tóm lại là người nào cũng bị đặt biệt danh cả.

Trừ bỏ thích đặt biệt danh cho người khác ra, mỗi ngày lên xe trở về hai tiểu tử còn hay thử tổng kết đánh giá một phen nữa, tỷ như người kia trông buồn cười chết đi được, người này trông thật xấu, người đó trông thật ngốc... Tóm lại là nếu để người khác nghe được, thì phỏng chừng từ nay về sau bọn họ sẽ không bao giờ khen hai tiểu tử này đáng yêu nữa.

.

P/s: Có lỗi type làm ơn bảo tớ nhé ^^

.

39. Mang theo linh tuyền xuyên không thành nông dân - Xuân Chí Thì Hòa: 146 chương

Quý Hòa x Trương Tiểu Dư

Xuyên không, chủng điền, 1×1, bàn tay vàng, HE.

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn 1 list toàn chủng điền và bàn tay vàng luôn =))) Còn tại sao lại thế à, ai bảo mình thích hai thể loại này chứ =)))

Theo cảm nhận cá nhân của mình thì đây là một bộ vô cùng đáng đọc, tình tiết trong truyện cao trào liên miên khiến mình muốn dứt mà dứt không nổi, đọc đến gần cuối rồi chỉ tiếc là tại sao chỉ có 146 chương thôi, giá kể nó có kéo đến 1460 chương thì có phải là tuyệt vời không =))))

'Quý Hòa xuyên qua đến một nhà nông toàn cực phẩm, trở thành đứa con bị cả nhà coi là sao chổi mà ngược đãi, điều này sao y có thể nhịn được?

Cũng may linh tuyền tùy thân đời trước còn ở bên cạnh, cứ tách hộ trước rồi y sẽ làm giàu sau, y muốn cả cái nhà toàn cực phẩm kia phải chống mắt lên mà nhìn!

Gặp được một thiếu niên cần cù dịu ngoan, cư nhiên lại là một song nhi, có thể sinh em bé? Nhìn đôi mắt rưng rưng nước kia nhìn y, tim Quý Hòa càng đập càng nhanh, sắp chịu không được nữa rồi.'

Văn án chỉ tóm tắt được một phần rất nhỏ nội dung của truyện thôi, cái hay là phải tự đọc, từ từ cảm nhận mới có thể dần dần thấm được hết =))) Truyện thực sự rất đáng đồng tiền bát gạo nhé ^^


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.