Yên Hoa Tam Nguyệt

Chương 20: Ngoại truyện 2



3.

Ta vừa mới thành thân được hai tháng, kinh thành truyền tin Lệ quý phi hạ độc hoàng thượng, ý đồ mưu phản cùng Nhị hoàng tử.

Sự việc bại lộ, mẫu tử đều bị ban chết.

Ta nhìn tờ cáo thị dán trên tường, không khỏi dấy lên suy đoán.

Lệ quý phi mưu phản có lẽ là thật, trước đây ta đã thấy nàng có vẻ bất thường. Nhưng Nhị hoàng tử còn nhỏ tuổi, làm gì hiểu được những chuyện phức tạp thế này. Hoàng thường vẫn nhẫn tâm như thường.

"Sao vậy?" Triệu Tư Tề hỏi ta.

Có lẽ, chẳng có ai ngoại trừ ta để ý đến mấy tờ cáo thị thế này.

Ta lắc đầu: "Không sao, về nhà thôi."

Chàng khẽ cười: "Nương tử quan tâm  đến chuyện quốc gia đại sự, có chí thật."

Ta thấy ngại quá, thứ ta quan tâm nào phải việc nước.

Hôm nay là ngày Triệu Tư Tề đến dạy học ở nhà Trần viên ngoại. Ta từ tiệm cơm về tiện đường đi đón chàng luôn.

Ta không hề biết có nhiều người sẵn sàng chi khoản tiền lớn để mời chàng dạy riêng vậy. Song, chàng từ chối hết, một mực chỉ dạy ở học đường với tiền công ba cọc ba đồng.

Trần viên ngoại đến tận nhà mời chàng mới đồng ý mỗi tháng đến giảng vài ngày.

Quả thực, ta không hiểu gì về phu quân của mình. Và ta cũng chưa từng nhắc đến quá khứ của mình cho chàng ấy.

Ta hỏi chàng: "Chàng từ chối cả con gái huyện lệnh, tại sao lại chọn ta?"

"Nương tử đẹp người đẹp nết, đã thông minh còn dịu dàng, người thường sao mà bì được?" Lần nào chàng cũng đối đáp trơn tru.

Ta dùng đủ cách cuối cùng mới moi được tin: "Hôm Tiểu Thần đánh nhau, nàng đến học đường, ta đứng phía sau màn trướng."

"Chàng cũng có mặt sao?"

Chàng cười đáp: "Lão học giả thấy đánh nhau không biết can ngăn sao nên đến tìm ta."

"Đến nơi ta trông thấy nương tử tỏa ra khí chất điềm tĩnh, giải quyết mọi chuyện thỏa đáng, êm đẹp. Lúc bấy ta mới cảm thán, nam nhân như thế nào mới lọt được vào mắt xanh của tiểu nương tử?"

Thực sự ở càng ở lâu với Triệu Tư Tề, ta càng được chàng nâng lên tận mây xanh. Chàng hóa giải hết sự tự ti in dấu trên con người ta suốt những năm tháng làm nô tỳ.

5.

Ngày sinh nhật ta (thực chất là ngày ta xuất cung), Triệu Tề Tư tặng cho ta một cây trâm.

Trong cung, ta đã từng trông thấy vô số châu báu quý hiếm, nên liếc qua, ta đã biết cây trâm kia không hề rẻ tiền.

"Cây trâm đắt thế này, chàng lấy đâu ra tiền?"

Bình thường, ta để tiền chi tiêu ở cái hộp trước giường, không thấy chàng đụng vào bao giờ. Ta không tin tiền lương ít ỏi của chàng đủ để mua cây trâm này.

Triệu Tề Tư đang đọc sách: "Ta vẽ một bức tranh bán được giá tốt, nhớ đến sinh nhật của nương tử liền mua quà tặng nàng."

Ta vẫn không thấy đáng tin lắm: "Cây trâm này bao nhiêu?"

"Bốn mươi hai lượng."

"Chàng bán tranh được bao nhiêu tiền?"

"Bốn mươi hai lượng."

"Trùng hợp vậy sao?"

Chàng cười xoa đầu ta: "Chuyện là ta ưng cây trâm này lâu rồi, ông chủ rao giá bốn mươi hai lượng, nên bức họa kia ta chỉ lấy của người ta bốn mươi hai lượng thôi."

Ngông vậy?

Cây trâm này tính ra bằng lợi nhuận hai tháng của tiệm cơm. Mặc dù ta không bỏ tiền ra mua, cơ mà cứ nghĩ một cây trâm bằng tiền lãi hai tháng, ta lại xót ruột.

Chàng hiểu lòng ta: "Nương tử đừng xót làm gì, sau này vi phu vẽ tranh giao hết cho nàng bán, tiền cũng do nàng quản lí."

"Khoan đã." Ta hoài nghi: "Chàng có tài kiếm được tiền, tại sao trước đây trông nghèo rớt mùng tơi thế?"

Chàng nhíu mày: "Không nghèo đến mức độ đấy. Khi ấy, ta chỉ cần nuôi mỗi thân mình, như vậy là đủ rồi."

"Còn bây giờ có nương tử, dẫu sao ta cũng phải kiếm chút tiền cho nương tử ăn diện xinh đẹp chứ."

"Tại sao chàng không tự mở phòng tranh mà bán, đỡ mất tiền cho trung gian không?"

Chàng ngả người ra sau: "Tại rắc rối quá, mà chẳng phải nương tử từng bảo sẽ nuôi ta sao."

Ta nghẹn lời, day thái dương. Bây giờ, ta không tin chàng chỉ là một người bình thường. Chàng không nói, ta cũng không tiện hỏi.

Bên tiệm cơm dạo này vướng phải rắc rối, ta đâm ra phát cáu.

Triệu Tư Tề thấy vậy ghé lại xem sổ sách trên tay ta, chàng mỉm cười: "Hay là nương tử xin ta đi, ta sẽ giải quyết giúp nàng?"

"Chàng biết phải làm sao à?"

Chàng chỉ cười không lên tiếng.

Ta thử thăm dò: "Phu quân giúp thiếp nhé?"

Chàng vẫn chưa chịu nói, ta lo sốt vó lên được: "Chàng ơi chàng ơi, giúp thiếp đi mà, không giúp là thiếp không nuôi nổi chàng nữa đâu."

"Thôi được, đừng kéo ta nữa, ta giúp nàng."

Ban đầu, tiệm cơm buôn may bán đắt là vì ta đã vận dụng một số món của ngự thiện phòng, cũng như những món ăn dân dã lạ miệng ở các vùng miền ta từng du ngoạn làm thương hiệu cho quán.

Mà riết rồi cũng sẽ có ngày những món ấy không còn là độc quyền nữa. Thực ra chuyện này rất bình thường, không trộm cướp, chỉ là mày mò nấu theo, ta cũng từng cho người đi khám phá món ăn của các tiệm khác.

Triệu Tề Tư bảo: "Đến quán ăn không chỉ đơn thuần là để ăn, chỉ ăn thì ăn ở nhà cũng được. Tiệm của nàng phải có điểm gì đặc biệt để thu hút khách."

Ta nghĩ đến những bữa tiệc trong hoàng cung: "Cần có ca múa và phân chia các vị trí chỗ ngồi khác nhau theo từng loại giá."

Chàng gõ nhẹ vào trán ta: "Nương tử thông minh quá, nhưng mà trước tiên nàng phải cải tổ tiệm cơm thành tửu lâu đã."

"Tu sửa lại toàn bộ quán tốn bao nhiêu thời gian và tiền bạc đây?" Ta khá do dự, mặc dù tiệm cơm lãi không nhiều, song cũng đủ trang trải cuộc sống.

"Vi phu có tiền." Chàng biết ta nghĩ gì.

Ta kinh ngạc: "Chàng lại định bán tranh sao, bán bao nhiêu bức mới đủ?"

"Căn nhà phía Tây thành ấy bỏ không chẳng để làm gì, bán chắc cũng được giá."

Ta vội vã ngăn: "Không được, đó là nhà của chàng."

"Nhà ta vốn ở Tô Châu, đó chỉ là nơi nghỉ ngơi tạm thời thôi. Nơi nào có nương tử, nơi đó là nhà của ta."

Đột nhiên, ta cảm giác mình hơi thừa thãi: "Tiền của chàng, ý tưởng của chàng, hay là sau khi khai trương chàng làm ông chủ nhé, ta rút?"

"Làm gì có chuyện ấy, nương tử bảo nuôi ta mà, không được nuốt lời đâu."

Đúng là tạo nghiệt, ban đầu ta không nên nói câu ấy.

5.

Triệu Tư Tề biết ta sợ lạnh, cứ mỗi khi đông đến chàng đều đặt may quần áo ấm mới cho ta, mặc vào vừa ấm vừa nhẹ.

Ta mang thai chàng càng cẩn thận hơn. Lần nào ta ra ngoài chàng cũng khoác thêm áo khoác lông cáo cho ta, đưa ta lò sưởi cầm tay. Cả người tựa như chẳng hở chỗ nào.

Lý Vong Thần chạy đến vòi vĩnh: "Cha ơi con cũng lạnh nữa."

Y phục mùa đông và mũ bông của Vong Thần đặt làm cùng với ta, lạnh gì chứ.

"Vong Thần đừng có đòi hỏi!"

Thằng bé chống chế: "Nương thay đổi rồi, hay cáu bẳn không dịu hiền như trước."

Ta nhéo má Vong Thần: "Nương bây giờ không hiền ư?"

Thằng bé chỉ còn nước ôm mặt rút lui: "Ôi chao, tự thân mình tìm nương, tìm cha mà thế đấy, sau này mình nhất định phải dụ được đệ đệ, muội muội đứng về phía mình."

"Thôi thôi, sau này mùa đông nên hạn chế ra ngoài." Triệu Tề Tư lắc đầu bất lực.

Ta bật cười: "Ta không thích mùa đông, nhưng cũng không đến nỗi hở ra là không chịu được, ta vẫn chịu được mà."

Chàng cố chấp: "Trước đây phải chịu là vì tình thế bắt buộc, bây giờ nàng không cần chịu đựng nữa. Nương tử phải tự đối tốt với mình chứ!"

Chàng nói không sai, đúng là khi ấy hoàn cảnh bắt buộc.

"Đôi lúc ta rất thắc mắc không hiểu nương tử đã trải qua những gì, rõ ràng tính nàng trẻ con nhưng lại có vẻ từng trải, làm gì cũng cẩn trọng?"

"Muốn biết chuyện của ta thì đổi bằng câu chuyện của chàng." Ta nghĩ chàng sẽ không kể.

Không ngờ, chàng thủ thỉ bằng hết.

Triệu Tư Tề vốn là con trai của một viên quan địa phương, năm 17 tuổi chàng thi đỗ trạng nguyên. Song khi ấy, trong triều nhiều quan lạm quyền, bao che cho nhau tráo tên chàng xuống hạng dưới.

Phụ mẫu nộp án minh oan cho chàng, ai ngờ bản án chưa đến được tay hoàng thượng đã bị bưng bít thông tin. Phụ mẫu chàng bị vạ tội lây, cuối cùng bị giết người diệt khẩu.

Dần dần, hoàng thượng thâu tóm lại được quyền lực, ngài lập ra bộ giám sát, lúc ấy nhà chàng mới được rửa oan.

Triệu Tề Tư cảm thán hoàng thượng là minh nhân quân tử.

Ừm, muốn làm minh nhân quân tử cũng cần nhiều thủ đoạn lắm đó!

Ta chẳng nghĩ chàng có quá khứ huy hoàng và bi thương như vậy, thật là xót xa: "Chàng không có ý định trở lại quan trường sao?"

Chàng lắc đầu.

"Lòng người phức tạp, dù ta có giữ được thiên lương thì làm quan nhiều lúc thân bất do kỷ, không thể làm khác được. Hơn nữa, một quyết định nhỏ bé nào đó của ta có thể sẽ khiến người khác tan cửa nát nhà."

Ta vẫn mê muội trong cảm xúc đau thương, chàng bỗng bảo: "Đến lượt nương tử kể chuyện của mình."

Ta hơi nghẹn lời: "Ta không ngờ chàng lại kể thật."

"Haha, ta chưa bao giờ định giấu nàng, chẳng qua nàng không hỏi. Ta chờ nàng hỏi đến mức sốt ruột luôn đây này."

"Ta cũng không muốn giấu chàng, chỉ là...nếu ta nói ta từng hầu hạ thiên tử, chàng có tin không?"

"Ta tin." Chàng hết sức nghiêm túc: "Nương tử nói gì ta cũng tin."

Nếu đã như vậy, ta bèn kể đại khái mọi việc cho chàng nghe.

"Chuyện của ta đại khái là như thế, ta không muốn nhớ từng chuyện chi tiết. Những năm ấy thực ra vừa phức tạp lại vừa đơn điệu."

Chàng ôm ta vào lòng: "Những năm ấy, nương tử phải sống trong dè dặt như đi trên lớp băng mỏng có thể xảy chân ngã bất cứ lúc nào, từ "đơn điệu" không đủ sức hình dung quá khứ của nàng."

Ta cảm nhận được cảm giác khổ sở, đau đớn trong lòng mình. Thập Thất chưa chắc đã hiểu được lòng ta, ấy vậy chàng thấu hiểu ta, dẫu chỉ qua những chuyện kể.

Mình có mắt nhìn người ghê, tìm được phu quân rất ưng!

Nếu có thể bầu bạn với chàng cả đời, nghĩ thôi ta đã thấy hạnh phúc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.