Trên chuyến bay trở về, tôi còn lo lắng nên làm gì để đối mặt với mẹ chồng, đối diện với người nhà. Thậm chí tôi bắt đầu thử nghĩ xem nên nói ra sao để thuyết phục họ tác thành cho chúng tôi. Tuy rằng Triển Tường vẫn luôn cười, thế nhưng thông qua sức lực anh nắm bàn tay tôi, tôi rõ ràng cảm nhận được, anh cũng lo lắng như tôi vậy.
Tại sao ư? Ở nông thôn vẫn luôn tuân thủ theo khuôn mẫu phong kiến Trung Quốc, chú cháu cưới nhau giống như với anh em vậy, người ở trong thôn đều coi đây là một chuyện vô cùng nực cười! Đảm bảo không quá ba ngày, người quanh mười dặm tám xã đều biết cả. Ông nội nhất định sẽ tức giận cầm gậy đuổi đánh chúng tôi, đánh đến gãy chân vì làm "đồi phong bại tục", loại tình cảm không đúng luân thường đạo lý, ở trong mắt ông không chuyện gì lúng túng hơn so với chuyện này.
Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng đối mặt trước sự tấn công của cơn bão gậy. Tôi thử hỏi Triển Tường: "Nếu như người nhà không đồng ý làm sao bây giờ?"
Anh nói: "Không có cha mẹ không đồng ý, chỉ có con gái không kiên định."
Tôi hướng về anh nhăn mũi. Trong lòng cũng biết việc ấy phải kiên trì đến cuối cùng, xưa nay cha mẹ không thắng được con gái. Tôi hỏi ra như thế, chỉ muốn anh nói ra câu làm tôi hài lòng.
Những điều này, ở trong lòng chúng tôi đều nghĩ qua rất nhiều lần, nghĩ đến cách giải quyết vấn đề. Chỉ là, thực tế vĩnh viễn khác xa suy nghĩ trong lòng.
Chúng tôi tuyệt đối không nghĩ tới, sau khi trở về, đối mặt với chúng tôi không phải sự chỉ trích của mẹ chồng, không phải những lời phê phán đầy tức giận của mọi người, mà là sự yếu ớt của cô tôi khi bệnh tình đến giai đoạn cuối.
Bước vào khoảng sân nhỏ trong ký ức, dường như xa đã cách cả một đời vậy. Trên sân tường cũ kĩ, có hạt giống bị chim én ngậm mang tới rải rác phía trên, một khóm cỏ dại mọc tốt um, ngả đông ngả tây trong gió xuân. Nhà đá bền chắc năm đó như một ông lão bước vào tuổi xế chiều chùng xuống, nặng nề đứng yên ở đó một cách nghiêm trang. Bên trong sân nhỏ yên tĩnh tỏa ra mùi thảo dược nồng đậm, khiến người ta chợt cảm thấy khổ sở không rõ lý do.(Truyện được dịch tại Bạch Ngọc Sách)
Triển Tường gọi chị ba, Phi Dương, Nhiễu Nguyệt, nhưng cô tôi không bước ra theo tiếng gọi. Đi ra là một gương mặt thần sắc đờ đẫn, như một ông lão không còn sinh khí, cẩn thận mới nhìn ra ở bên trong có bóng dáng chú ba.
Chú nói: "Tiểu Tường Tử trở về."
Chú thậm chí không nhìn Triển Tường ở bên cạnh tôi. Ánh mắt chú căn bản cũng không tập trung, nó tản mạn lơ lửng không cố định, vòng tới vòng lui. Triển Tường kéo tôi đi tới trước mặt chú nói: "Anh ba, nhìn xem đây là ai nào?"
Hồn phách của chú ấy rốt cuộc trở về một phần, nhìn tôi có chút ngơ ngác, như tìm kiếm ký ức từ rất lâu rồi, nhưng cuối cùng chú từ bỏ không tiếp tục tìm nữa, không nhìn lại tôi.
Tôi gọi: "Chú."
Nước mắt chú trào ra, tràn vào đôi mắt vẩn đục không rõ. Chú nhìn tôi, không ngừng chảy nước mắt.
Triển Tường lo lắng nhìn vào trong phòng, hỏi: "Sao thế? Chị dâu đâu?"
"Bà ấy nằm ở trong phòng. Bệnh rồi."
Chúng tôi vội vã đi vào trong nhà. Trên giường có một người bị lớp chăn mỏng che lấp, nhỏ như vậy, có thể suy ra người đã gầy gò đến trình độ nào.
Mặt cô tôi để lộ ra bên ngoài chăn mặt, là màu vàng, vàng vọt không có huyết sắc, không có sự tức giận, cũng không phải là mùa xuân mang sức sống mạnh mẽ.
Kia là cô hai tôi.
Triển Tường ở trước mặt cô nhẹ giọng gọi chị dâu, cô hai vẫn không mở mắt.
Chú đi vào nói rằng sẽ không có tác dụng gì, cô lại hôn mê ngủ thiếp đi rồi, không biết khi nào mới lại tỉnh.
Chú dựa vào cửa, thân thể gần như sụp xuống, phải dựa vào khung cửa chống đỡ mới có thể cùng chúng tôi nói chyện. Chú đã quên mất việc tiếp đón những vị khách từ xa tới. Đối mặt với nỗi đau đớn như vậy, cho dù trong lòng không hề muốn nhưng vẫn phải duy trì dáng vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó nghe chú giải thích tiếp một cách mơ hồ, tôi và Triển Tường cũng hiểu được đại khái.
Cô hai một đêm chưa tỉnh. Triển Tường không rơi lệ, nhìn anh đè nén nỗi đau càng khiến người ta không đành lòng tận mắt chứng kiến. Anh vẫn ngồi trông nom ở trước giường cô hai.
Phi Dương và Nhiễu Nguyệt nhìn chằm chằm chúng tôi không nhúc nhích, tôi đem quà đặt vào trong tay hai đứa, bọn nhỏ lạnh lùng xoay người trở về nhà.
Chú nói: "Hai đứa trẻ này đều không thích nói chuyện."
Sáng sớm ngày thứ hai, chúng tôi cầm hồ sơ bệnh lý, báo cáo và phim chụp X-Quang đi bệnh viện ung bướu Phụ Dương, tìm bác sĩ chủ trị đã từng chữa bệnh cho cô hai hỏi thăm tình hình, bởi vì nghe chú nói thực sự quá mức mơ hồ.
Bác sĩ chủ trị lật xem hồ sơ bệnh lý, nhìn chúng tôi giải thích: "Ban đầu nữ bệnh nhân này đưa vào điều trị ở bệnh viện đã bị xơ gan cổ trướng thời kì cuối, càng tệ hại và đáng lo là nước dịch trong bụng có chứa một lượng lớn vi khuẩn. Ban đầu tiêm vào người bệnh nhân huyết tương Albumin, giúp bụng giảm bớt trướng nước. Thế nhưng, sau mấy ngày chữa trị bản thân người bệnh kiên quyết yêu cầu ngừng thuốc. Có thể liên quan đến hoàn cảnh kinh tế, dù sao người tiêm huyết tương Albumin(*) mỗi lần đều tiêu tốn một con số không nhỏ. Vì vậy thông qua sự đồng ý của gia đình bệnh nhân, chúng tôi đem Albumin đổi thành huyết tương tươi đông lạnh(**). Huyết tương đông lạnh so với huyết tương Albumin hiệu quả kém hơn một chút, tác dụng phụ cũng sẽ lớn, khi sử dụng sẽ gặp khó khăn hơn. Có điều, lựa chọn huyết tương đông lạnh thay thế, lý do lớn nhất chính là giá cả nó rẻ hơn chút ít."
[Chú thích:
(*) Albumin là một loại protein huyết tương trong cơ thể người. Albumin thường được sử dụng để điều trị tình trạng sốc do mất máu, bỏng, giảm protein huyết tương do phẫu thuật hoặc suy gan.
(**)Huyết tương tươi bảo quản đông lạnh có nồng độ yếu tố V, VIII giảm thấp. Thành phần chủ yếu gồm albumin, immunoglobulin và các yếu tố đông máu. Mỗi đơn vị huyết tương có thể tích 200 ml đến 250 ml. Nồng độ protein tối thiểu là 50 g/lít.]
"Trải qua hơn nửa tháng điều trị, người bệnh yêu cầu xuất viện. Và việc sử dụng huyết tương đông lạnh đổi thành Furosemide có giá cả phải chăng hơn. Đây là một loại thuốc có tác dụng lợi tiểu, tác dụng mạnh mẽ, nhanh chóng, nhưng duy trì trong thời gian rất ngắn, chỉ có hiệu quả một lần."
Triển Tường hỏi: "Không thể tiến hành giải phẫu hoặc là cấy ghép gan sao?"
Bác sĩ lắc đầu, bất đắc dĩ nói: "Nếu anh hỏi về phẫu thuật cấy ghép gan, thì điều trị ở giai đoạn đầu bệnh viện có giới thiệu sơ lược với bệnh nhân và người nhà. Nhưng rõ ràng đây không phải phương pháp trị liệu thích hợp. Bỏ qua việc nói về chi phí điều trị đắt đỏ, vấn đề khó chính là nguồn gan của bệnh viện chúng tôi, hầu như không cách nào giải quyết. Còn nữa, phẫu thuật cấy ghép gan, trước mắt không hề thông dụng, chỉ xuất hiện vẻn vẹn trong thảo luận lâm sàng. Hơn nữa tình trạng người bệnh hiện nay, theo ý kiến của tôi, khôi phục sau phẫu thuật, các hiện tượng kháng thuốc, vân vân,… Từ đó tổng hợp lại mà nói, ghép gan không có tác dụng gì nhiều. Hiện tại trong trị liệu lâm sàng có hai loại phương pháp giải phẫu tương đối tốt, một loại chúng tôi thường gọi là phương thức can thiệp TIPS(***), tạo một Shunt - cửa chủ qua tĩnh mạch cảnh trong bên phải, thêm một loại khác là phẫu thuật nối mạch. Hiệu quả trị liệu và chi phí đều khá lý tưởng. Nhưng qua phim chụp CT chúng tôi phát hiện, gan của bệnh nhân đã bị phá hủy gần hết. Cho nên không có cách nào tiến hành phẫu thuật." (An: Dịch mấy đoạn có từ chuyên ngành này khó không phải dạng vừa đâu ☹)
[chú thích: (***)TIPS là phương pháp điều trị dự phòng các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong bệnh lý xơ gan]
“Hôm qua tôi từ người nhà biết được chị dâu tôi luôn hôn mê, lúc bón đồ ăn luôn nói rằng không đói, bụng rất trướng, mà cơ thể lại gầy gò. Tại sao lại có chuyện này?"
"Là như vậy, hiện tại bệnh nhân dùng thuốc có Kali tác dụng khá mạnh, dễ dàng xuất hiện triệu chứng hạ Kali máu. Biểu hiện của chứng hạ Kali máu chủ yếu là kén ăn, đầy bụng, mất phương hướng, thích ngủ, hôn mê vân vân. Cho nên, hiện giờ cô ấy hôn mê cũng chẳng có gì lạ. Nếu người bệnh đồng ý có thể sử dụng thuốc Kali Clorid 10% để bổ sung cho lượng Kali mất đi. Tuy nhiên loại thuốc này rất khó uống, có lẽ phải trộn lẫn cùng với nước cam hoặc cho người bệnh ăn nhiều chuối tiêu, có lợi cho việc bổ sung Kali. Thế nhưng bình thường bệnh nhân đến giai đoạn này đa phần đều khá khó khăn trong việc uống, người nhà phải kiên trì khuyên bảo nhiều hơn."
Triển Tường trầm mặc mấy giây sau đó hỏi lại: "Xin hỏi, bệnh của chị dâu tôi có truyền nhiễm hoặc di truyền không? Người sinh hoạt chung với chị ấy, hay con trai của chị ấy có khả năng mắc bệnh không?"
Bác sĩ nói: "Cô ấy do dinh dưỡng không đầy đủ gây ra bệnh xơ gan cổ trướng, vì thế đây không phải là bệnh truyền nhiễm."
Chúng tôi tạm biệt bác sĩ rời khỏi bệnh viện. Chúng tôi ôm nhau trong cơn mưa lớn, nước đọng trên bả vai tôi không phải là nước mưa mát lạnh, mà là nước mắt nóng hổi của anh.
Năm 2007, Cốc vũ* trong 24 tiết khí* qua đi. Nhớ tới lúc nhỏ bà nội ôm chúng tôi hát nông ngạn:
Dưa trồng tháng ba quả đủ đầy, tháng tư trồng xuống chỉ toàn là dây
Trồng cây chẳng bón chẳng chăm, èo uột mấy độ khó mà sống lâu
Ruộng cày không kỹ lúa nào trổ bông
Qua tiết Cốc Vũ ba ngày, ra vườn ngắm cảnh mẫu đơn khoe màu
(Dịch thơ- Tịch Địa)
Tiết trời vào xuân, thế gian tựa như được tô điểm thêm rực rỡ, hoa chen hương sắc khắp vườn đầy xuân! Nhưng vì sao cuối cùng ông trời lại bình thản ném xuống một tảng đá lớn để cướp đi tính mạng quý giá nhất của con người!
[chú thích
*Cốc vũ: là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 19 hay 20 tháng 4 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 30 độ.
*Tiết khí: là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ tộc người người Việt Nam cổ. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa.]